Các thông tin của người dùng cũng có thể được nhà sản xuất sử dụng để phát triển các sản phẩm phù hợp với mỗi gia đình dựa trên thói quen xem tivi của họ.
Năm 2013, chuyên gia tư vấn IT Jason Huntley đã "tố" Smart TV của LG lén theo dõi thói quen sử dụng
tivi của gia đình ông bất chấp việc người dùng kích hoạt các tính năng bảo mật. LG đã theo dõi các kênh mà gia đình ông xem và các thiết bị được gắn vào nó. Sau đó, chiếc smart TV đã tự động gửi lại tất cả những thông tin thu thập được về các chương trình mà người dùng đã xem, thậm chí là cả những thông tin được lưu trữ trên ổ đĩa USB đến máy chủ của LG. Thậm chí, nhà sản xuất còn biết tên của các con ông vì ông đã xem video gia đình trên thiết bị thông minh này.
Chính vì vậy, nhiều cuộc điều tra gần đây của tạp chí nhằm tìm hiểu cách thức các thương hiệu TV nổi tiếng như LG,
Samsung, Sony, Panasonic và Toshiba theo dõi chủ sở hữu các món hàng của họ như thế nào.
Các chuyên gia theo dõi hệ thống dữ liệu của các mẫu TV có từ năm 2013 và 2014, sự thay đổi kênh, tìm kiếm trên web, mở video... để tìm hiểu những thông tin nào được thu thập.
|
Các thương hiệu sản xuất Smart TV "theo dõi" người dùng xem họ thích xem chương trình truyền hình nào, web nào... |
Giới chuyên gia đã phát hiện ra rằng tất cả các thương hiệu tivi đã theo dõi thói quen xem của người dùng ở mức độ nào, mặc dù LG từng có thời gian tạm ngừng hoạt động này
Hầu hết các dữ liệu được thu thập mã hóa để tin tặc không thể tiếp cận. Tuy nhiên, những chiếc Smart TV của Samsung sẽ tiết lộ vị trí kiểm tra, mã thư tín cho bất cứ ai nhìn thấy.
Samsung, LG, Panasonic và Toshiba có nhiều quảng cáo trên các sản phẩm TV của họ mà người dùng không thể chặn hoàn toàn. Người dùng có thể khó chịu khi những thông tin của họ bị nhà sản xuất thu thập. Nếu họ từ chối các điều khoản, quy định sử dụng TV, nhiều chức năng của thiết bị có thể bị hạn chế. Trong đó, Panasonic sẽ khóa bất cứ chức năng nào đòi hỏi phải truy cập Internet. LG sẽ khóa kho
ứng dụng.