Kể từ lần đầu tiên tàu thăm dò vũ trụ Voyager 1 gửi những hình ảnh cận cảnh khí quyển của Titan về Trái đất vào năm 1980, các nhà khoa học đã hy vọng sẽ tìm thấy propylen. Vì vậy, phát hiện này khiến các chuyên gia thỏa mãn hơn là ngạc nhiên.
Hơn 30 năm trước, tàu Voyager đã phát hiện ra cả propan và propyne dấu vết trong bầu khí quyển của Titan nhưng không thực sự tìm thấy chúng.
|
Bề mặt của Titan |
Để phát hiện ra khí propylen, vốn cực kỳ khó tìm, nhà khoa học Conor Nixon của NASA đã sử dụng dữ liệu đo quang phổ hồng ngoại của tàu vũ trụ Cassini gồm những dấu hiệu quang phổ nhiệt của các hành tinh trong hệ Mặt trời.
Ông Nixon nói: "Mỗi phân tử đều có dấu hiệu, chuyển động riêng do đó phát ra quang phổ riêng. Sở dĩ khó phát hiện Propylen một phần vì quang phổ của nó tương tự như một phân tử khác, một phần là vì mật độ trong khí quyển của nó thấp."
Hiện nay, chúng ta đã chắc chắn về sự có mặt của nó và việc tiếp theo là tìm ra mức độ và nơi nó có mật độ cao nhất.
Propylene (C3H6) là một một hyđrocacbon với ba nguyên tử cacbon giống như propane (C3H8) và propyne (C3H4). Propylen cũng là loại hóa chất được dùng để sản xuất Tupperware (dòng sản phẩm gia dụng bằng nhựa, dùng trong bếp hoặc trong gia đình để trữ/chứa nước, thực phẩm, ...)
Titan là Mặt trăng lớn nhất của sao Thổ, có kích thước lớn hơn sao Thủy và là nơi băng giá, có nhiệt độ khoảng -179,5 độ C. Nó là Mặt trăng duy nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta có những đám mây và thời tiết giống như trên Trái đất.
Trên bề mặt của Titan cũng có sông, hồ nhưng chúng chứa đầy mêtan lỏng và ethylene chứ không phải nước vì vậy những giọt nước mưa trên hành tinh này chỉ chứa mêtan lỏng.
"Trên Mặt trăng này, khí mêtan có vai trò tương tự như nước. Nó bốc hơi lên bề mặt hành tinh và sau đó rời xuống theo những trận mưa.", ông Conor Nixon giải thích.
Được biết, nghiên cứu của Nixon vừa được công bố trên tạp chí Astrophysical Journal.