Phát hiện loài sâu tím vô cùng đặc biệt ở Việt Nam

Google News

(Kiến Thức) - Loại mới trong họ sâu tím, có những chiếc lông hình thù đặc biệt bao quanh toàn cơ thể, đã được tìm thấy lần đầu tiên ở vùng rừng rậm Việt Nam.

Phát hiện này được nhà nghiên cứu Ivo de Sena Oliveira và đồng nghiệp thuộc trường đại học Leipzig, Đức nêu ra trong bài viết đăng trên tạp chí Zoologischer Anzeiger.
Loài sâu này cực khó tìm và vẫn còn ít được biết đến do chúng dành phần lớn thời gian giấu mình trong những khu vực ẩm ướt dưới cát, những gốc cây mục hay dưới đá. Làn da của chúng có cấu tạo đặc biệt, nước có thể thấm qua, nên bề mặt da luôn khô ráo. Thường, loài này chỉ rời nơi ẩn nấp của mình vào mùa mưa.
Loài sâu tím mới được phát hiện ở Việt Nam.
Không giống như loài chân đốt, loài sâu tóm không có xương sống. Cơ thể chúng được tạo thành từ chất dịch, được bao phủ bởi một làn da mỏng.
Loài này có cách săn mồi kỳ lạ. Chúng thường phun ra một loại chất keo từ 2 phần phụ trên lưng lên người kẻ thù. Loại chất lỏng này khiến kẻ thù không thể di chuyển được.
Hóa thạch của loài sâu tím cho thấy chúng không thay đổi mấy từ khi tách ra khỏi những người họ hàng của mình (là tổ tiên của động vật chân đốt) khoảng 540 triệu năm trước.
Loài sâu tím ở Việt Nam được phát hiện lần đầu vào năm 2010 bởi nhà nghiên cứu Thái Trần Bái. Nhưng đây là lần đầu tiên loài này được miêu tả sâu như vậy.
Hiền Thảo (theo LS)

Bình luận(0)