Phát hiện hành tinh xanh kỳ lạ có mưa thủy tinh

Google News

(Kiến Thức) - Kính thiên văn Hubble đã tìm thấy một hành tinh có màu xanh đậm và có thể có mưa thủy tinh ở nhiệt độ 1.000 độ .

Hành tinh này có tên HD 189733b. Trông nó khá giống Trái đất nhưng cách Trái đất 63 năm ánh sáng.

Kính thiên văn Hubble của NASA trước đây đã phát hiện được bằng chứng về những ánh sáng xanh phát ta từ hành tinh này và bằng các biện pháp đo đạc từ máy đo quang phổ hình ảnh của Hubble, họ đã xác định hành tinh này thực sự có màu xanh.

Tuy nhiên màu xanh dương này không phải là sự phản chiếu của nước như trên Trái đất. Đây là màu của các đám mây cao, dày, chứa nhiều phân tử silicate trong khí quyển.

 Hành tinh HD 189733b màn xanh dương đậm mới được phát hiện.

HD 189733b cách ngôi sao của nó 4,7 triệu km, đủ gần để một mặt của ngôi sao luôn hướng về phía hành tinh xanh này.
Giữa ngày và đêm, nhiệt độ có thể chênh lệch tới 260 độ, tạo ra những cơn gió vô cùng mạnh.

Nhiệt độ trên hành tinh này có thể lên tới hơn 1.000 độ c. Silicate bị đông đặc lại trong nhiệt độ cao có thể tạo thành những giọt thủy tinh và rơi xuống, hoặc bay tạt ngang với những cơn gió có tốc độ 7.200km/h.

Khí quyển của hành tinh HD 189733b khá là hỗn loạn, dễ thay đổi và kỳ cục.

Hành tinh này thuộc về một lớp chưa được xếp loại gọi là “sao Mộc nóng”, thuật ngữ được dùng để chỉ những hành tinh có quỹ đạo gần ngôi sao của mình.

Phát hiện mới này có thể giải thích được thành tố hóa học và cấu trúc mây của các hành tinh thuộc lớp này.

Hiền Thảo (theo UPI)

Bình luận(0)