Thất bại của Apple Maps. Cùng với sự ra mắt của iPhone 5, có một sự quảng bá rầm rộ xung quanh bản đồ của Apple nhưng cuối cùng lại thất bại. Các thành phố bị đặt sai những mốc quan trọng. Ngay cả giám đốc điều hành của Apple cũng buộc phải nói với người tiêu dùng sử dụng bản đồ của Google. Thất bại của Facebook IPO. Ngày nay mọi người đều có một tài khoản trên Facebook. Facebook ra mắt cổ phiếu của mình trên thị trường vào tháng 5/2012. Cùng với sự nổi tiếng của mình nhưng thay vì tăng, giá cổ phiếu của Facebook đã giảm xuống mức thấp kỷ lục. Google Nexus Q được giới thiệu vào năm 2012. Thiết bị này sử dụng hệ điều hành Android và cho phép bạn truyền tải âm thanh và video. Nhưng nó đã không được tung ra thị trường và Google đã cho miễn phí những khách hàng đặt hàng trước đó bởi thay vì là một thiết bị độc lập, Nexus Q cần kết nối với smartphone hoặc máy tính bảng Android qua Wi-Fi để truy cập vào các dịch vụ của Google, truyền phim hoặc nhạc và chuyển chúng tới TV, loa hoặc máy tính, quá cầu kỳ. Thất bại của ứng dụng di động Color. Color là một ứng dụng điện thoại di động thông qua đó bạn có thể chia sẻ hình ảnh. Ứng dụng được kỳ vọng sẽ trở thành những Angry Birds, Instagram, Foursquare... thứ hai. Có những sự khởi đầu như mơ, nhưng cuối cùng lại khiến người ta thất vọng. Số người dùng sụt giảm và cuối cùng nó phải đóng cửa cuối năm 2013. Sự thất bại của Groupon. Groupon dường như là 1 "miếng bánh" quá "ngon ăn" thế nên hàng loạt các công ty theo mô hình này ra đời. Thế nhưng sau những thành công ban đầu, công ty này liên tục mất doanh thu, sa thải nhân công. Google có lẽ đã thầm cảm ơn vì đã không mất 6 tỷ USD để mua vào Groupon, khi thấy giá trị cổ phiếu của nó giảm xuống đáy đến 79%. Sự thất bại của SOPA (dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến) nhằm đóng cửa những trang web. Các thành viên của Quốc hội ủng hộ dự luật nhưng những gã khổng lồ web như Google, Wikipedia, Facebook và Reddit đã cùng nhau chống lại dự luật này và SOPA phải chịu thất bại. Các ứng dụng “Social discovery”. Các ứng dụng như Glancee, Grindr, Skout và Banjo cho phép bạn tìm và kết nối với các đối tác, nhưng thực tế mọi người, đặc biệt là phụ nữ không đánh giá cao các ứng dụng này. Hầu hết các ứng dụng đều chết yểu vì thiếu người dùng. Air Time. Air Time là ứng dụng được sử dụng cho các cuộc hội thoại video. Nó mất khoảng 33 triệu USD để tạo nên ứng dụng nhưng chỉ có 10.000 người sử dụng nên đành chấp nhận sụp đổ. Zynga là một nhà cung cấp các trò chơi trên các mạng xã hội (social games) như Farmville… Sau thành công vang dội, Zynga thất bại và họ buộc phải sa thải nhân viên một cách nhanh chóng. Twitter bị sử dụng để nói những điều ngớ ngẩn. Điều này không thực sự là một thất bại hoàn toàn về công nghệ, nhưng đó là sự thất bại của việc sử dụng công nghệ một cách ngớ ngẩn. Tất cả chúng ta quen với Twitter, một trang web truyền thông xã hội để chia sẻ suy nghĩ hoặc cảm xúc rõ ràng với những người khác, nhưng lại bị dùng trêu chọc hay cười cợt người khác.
Thất bại của Apple Maps. Cùng với sự ra mắt của iPhone 5, có một sự quảng bá rầm rộ xung quanh bản đồ của Apple nhưng cuối cùng lại thất bại. Các thành phố bị đặt sai những mốc quan trọng. Ngay cả giám đốc điều hành của Apple cũng buộc phải nói với người tiêu dùng sử dụng bản đồ của Google.
Thất bại của Facebook IPO. Ngày nay mọi người đều có một tài khoản trên Facebook. Facebook ra mắt cổ phiếu của mình trên thị trường vào tháng 5/2012. Cùng với sự nổi tiếng của mình nhưng thay vì tăng, giá cổ phiếu của Facebook đã giảm xuống mức thấp kỷ lục.
Google Nexus Q được giới thiệu vào năm 2012. Thiết bị này sử dụng hệ điều hành Android và cho phép bạn truyền tải âm thanh và video. Nhưng nó đã không được tung ra thị trường và Google đã cho miễn phí những khách hàng đặt hàng trước đó bởi thay vì là một thiết bị độc lập, Nexus Q cần kết nối với smartphone hoặc máy tính bảng Android qua Wi-Fi để truy cập vào các dịch vụ của Google, truyền phim hoặc nhạc và chuyển chúng tới TV, loa hoặc máy tính, quá cầu kỳ.
Thất bại của ứng dụng di động Color. Color là một ứng dụng điện thoại di động thông qua đó bạn có thể chia sẻ hình ảnh. Ứng dụng được kỳ vọng sẽ trở thành những Angry Birds, Instagram, Foursquare... thứ hai. Có những sự khởi đầu như mơ, nhưng cuối cùng lại khiến người ta thất vọng. Số người dùng sụt giảm và cuối cùng nó phải đóng cửa cuối năm 2013.
Sự thất bại của Groupon. Groupon dường như là 1 "miếng bánh" quá "ngon ăn" thế nên hàng loạt các công ty theo mô hình này ra đời. Thế nhưng sau những thành công ban đầu, công ty này liên tục mất doanh thu, sa thải nhân công. Google có lẽ đã thầm cảm ơn vì đã không mất 6 tỷ USD để mua vào Groupon, khi thấy giá trị cổ phiếu của nó giảm xuống đáy đến 79%.
Sự thất bại của SOPA (dự luật Đình chỉ hoạt động vi phạm bản quyền trực tuyến) nhằm đóng cửa những trang web. Các thành viên của Quốc hội ủng hộ dự luật nhưng những gã khổng lồ web như Google, Wikipedia, Facebook và Reddit đã cùng nhau chống lại dự luật này và SOPA phải chịu thất bại.
Các ứng dụng “Social discovery”. Các ứng dụng như Glancee, Grindr, Skout và Banjo cho phép bạn tìm và kết nối với các đối tác, nhưng thực tế mọi người, đặc biệt là phụ nữ không đánh giá cao các ứng dụng này. Hầu hết các ứng dụng đều chết yểu vì thiếu người dùng.
Air Time. Air Time là ứng dụng được sử dụng cho các cuộc hội thoại video. Nó mất khoảng 33 triệu USD để tạo nên ứng dụng nhưng chỉ có 10.000 người sử dụng nên đành chấp nhận sụp đổ.
Zynga là một nhà cung cấp các trò chơi trên các mạng xã hội (social games) như Farmville… Sau thành công vang dội, Zynga thất bại và họ buộc phải sa thải nhân viên một cách nhanh chóng.
Twitter bị sử dụng để nói những điều ngớ ngẩn. Điều này không thực sự là một thất bại hoàn toàn về công nghệ, nhưng đó là sự thất bại của việc sử dụng công nghệ một cách ngớ ngẩn. Tất cả chúng ta quen với Twitter, một trang web truyền thông xã hội để chia sẻ suy nghĩ hoặc cảm xúc rõ ràng với những người khác, nhưng lại bị dùng trêu chọc hay cười cợt người khác.