Trước khi mua lại công ty điện Makani, Google từng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng xanh. Đến khi sở hữu được Makani, đây chính là nơi hiện thực hóa dự án tuabin gió đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Google. Google mua lại Zagat vào tháng 9/2011 với mục đích chính là vận hành các nội dung dịch vụ của công ty như bản đồ, tìm kiếm và Trái Đất. Với vị trí và thứ hạng cao của Zagat, Google như “hổ thêm cánh”, cạnh tranh tốt hơn với các dịch vụ khác như Yelp. Mặc dù có rất nhiều chức năng có thể tận dụng nhưng Titan Aerospace, một thành viên mới kết nạp của Google hồi tháng 4, đang đóng vai trò chính trong kế hoạch kết nối Internet đến các khu vực chưa phủ sóng bằng băng thông rộng từ trên trời. Tháng 3 vừa qua, Google đã mua lại DNNresearch Inc. và tiếp tục nghiên cứu mạng lưới thần kinh thực nghiệm nhằm sử dụng máy tính để mô phỏng các quá trình trong bộ não con người và ứng dụng vào Google Street View. Khát vọng thiết lập dữ liệu và đa phương tiện của Google được thể hiện rõ nét qua thương vụ mua lại công ty công nghệ DeepMind Technologies vào tháng 1 năm nay. Mục tiêu của công ty là “làm cho máy tính biết suy luận, suy nghĩ như con người”. Google chọn mua lại Waze – một công ty GPS và điều hướng với giá 1 tỷ USD vào tháng 6/2013 dù lúc đó Waze không kiếm ra tiền. Tuy nhiên, với dữ liệu từ 44 triệu người sử dụng, Google có thể tận dụng để cải thiện liệu bản đồ của mình. Năm 2011, Google công bố một kế hoạch mang Android đến tận phòng khách - tốt với dự án “Android @ Home”. Để thực hiện dự án này, Google đã mua lại Nest Labs – một công ty chuyên về nhà tự động hóa và đã đang có những thành công bước đầu đáng khích lệ. Google bỏ ra hơn 3 tỉ USD để mua lại DoubleClick vào tháng 3/2008. Kể từ đó, DoubleClick trở thành “con bò sữa” của Google, phát triển và phục vụ các dịch vụ quảng cáo cho khách hàng lớn như Coca-Cola, Nike và Apple, mang lại nguồn thu dồi dào cho tập đoàn. Với 1,65 tỷ USD cổ phiếu, Google đã nắm trong tay trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới. Thật không tưởng tượng nổi đại gia này sẽ còn lớn mạnh như thế nào với những vụ mua bán kiểu như thế. Chỉ với 50 triệu USD, Google đã giành được quyền sở hữu Android và chưa đầy một thập kỷ sau biến nó thành hệ điều hành điện thoại thông minh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.
Trước khi mua lại công ty điện Makani, Google từng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng xanh. Đến khi sở hữu được Makani, đây chính là nơi hiện thực hóa dự án tuabin gió đã được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của Google.
Google mua lại Zagat vào tháng 9/2011 với mục đích chính là vận hành các nội dung dịch vụ của công ty như bản đồ, tìm kiếm và Trái Đất. Với vị trí và thứ hạng cao của Zagat, Google như “hổ thêm cánh”, cạnh tranh tốt hơn với các dịch vụ khác như Yelp.
Mặc dù có rất nhiều chức năng có thể tận dụng nhưng Titan Aerospace, một thành viên mới kết nạp của Google hồi tháng 4, đang đóng vai trò chính trong kế hoạch kết nối Internet đến các khu vực chưa phủ sóng bằng băng thông rộng từ trên trời.
Tháng 3 vừa qua, Google đã mua lại DNNresearch Inc. và tiếp tục nghiên cứu mạng lưới thần kinh thực nghiệm nhằm sử dụng máy tính để mô phỏng các quá trình trong bộ não con người và ứng dụng vào Google Street View.
Khát vọng thiết lập dữ liệu và đa phương tiện của Google được thể hiện rõ nét qua thương vụ mua lại công ty công nghệ DeepMind Technologies vào tháng 1 năm nay. Mục tiêu của công ty là “làm cho máy tính biết suy luận, suy nghĩ như con người”.
Google chọn mua lại Waze – một công ty GPS và điều hướng với giá 1 tỷ USD vào tháng 6/2013 dù lúc đó Waze không kiếm ra tiền. Tuy nhiên, với dữ liệu từ 44 triệu người sử dụng, Google có thể tận dụng để cải thiện liệu bản đồ của mình.
Năm 2011, Google công bố một kế hoạch mang Android đến tận phòng khách - tốt với dự án “Android @ Home”. Để thực hiện dự án này, Google đã mua lại Nest Labs – một công ty chuyên về nhà tự động hóa và đã đang có những thành công bước đầu đáng khích lệ.
Google bỏ ra hơn 3 tỉ USD để mua lại DoubleClick vào tháng 3/2008. Kể từ đó, DoubleClick trở thành “con bò sữa” của Google, phát triển và phục vụ các dịch vụ quảng cáo cho khách hàng lớn như Coca-Cola, Nike và Apple, mang lại nguồn thu dồi dào cho tập đoàn.
Với 1,65 tỷ USD cổ phiếu, Google đã nắm trong tay trang web chia sẻ video lớn nhất thế giới. Thật không tưởng tượng nổi đại gia này sẽ còn lớn mạnh như thế nào với những vụ mua bán kiểu như thế.
Chỉ với 50 triệu USD, Google đã giành được quyền sở hữu Android và chưa đầy một thập kỷ sau biến nó thành hệ điều hành điện thoại thông minh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới.