1. Ngấm nước vào bo mạch điện thoại
Nước mưa có thể ngấm vào bo mạch, pin điện thoại và làm chập linh kiện máy. Nếu cắm sạc sau đó có thể gây gây chập, cháy hoặc nổ thiết bị rất nguy hiểm. 2. Thu hút nguy hiểm từ sấm sét
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và dung dịch hoạt hoá điện hoá) cho biết: khi mưa, sấm chớp thì việc sử dụng điện thoại sẽ vô tình thu sóng điện từ. Điện tích sẽ chuyển từ các đám mây xuống đất và đánh vào thiết bị, nhất là tại những khu vực không có cột thu lôi.Hơn nữa, hầu hết vỏ điện thoại đều làm bằng kim loại, chúng có thể là tác nhân thu hút điện trường, sấm sét nếu ở trong hoàn cảnh có thêm nhiều nhân tố tác động như mưa ẩm hoặc môi trường có điện tích lớn.Có những trường hợp khi trời có sét, dù đã tắt laptop, tivi nhưng dòng điện vẫn phóng qua công tắc, đánh hỏng thiết bị này. Vì vậy, khi trời có sấm sét, cần hạn chế tối đa các hoạt động có thể tạo ra điện trường, trong đó có điện thoại di động. Sử dụng điện thoại trong điều kiện mưa bão nguy hiểm như khi bạn dùng chúng tại trạm xăng. Nếu như điện trường là nguyên nhân thu hút sấm sét đánh trúng bạn, thì sự kết hợp điện tích dương mạnh mẽ của điện thoại di động và khí dễ cháy trong xăng sẽ dễ dàng gây cháy nổ. Tốt hơn hết, bạn nên tắt nguồn thiết bị khi ở khu vực trống trải (cánh đồng, đường cao tốc...), hạn chế nghe hoặc sử dụng thiết bị nếu đang di chuyển trong điều kiện mưa gió, sấm, bão. 3. Xuất hiện tạp âm khi dùng điện thoại dưới trời mưa
Các phân tử hơi nước trong khí quyển có thể hút sóng điện từ làm cho tín hiệu sóng điện thoại suy yếu, khiến cuộc gọi lẫn tạp âm khó chịu. Điện thoại di động sử dụng tần số càng cao thì hiện tượng tạp âm sẽ nghiêm trọng hơn. Trong tình huống tín hiệu kém, điện thoại sẽ tự động tăng tần suất phát sóng điện từ, nếu để máy sát tai sẽ gây khó chịu. Đồng thời, sóng bức xạ cũng tỉ lệ thuận tăng lên rõ rệt theo sóng điện từ, ảnh hưởng đến não bộ.Trong trường hợp có tạp âm do trời mưa gió, bạn không nên nghe điện thoại. Khi sử dụng thiết bị trở lại, trong lúc chờ nối máy, sóng bức xạ sẽ tăng lên, lúc này, bạn nên để điện thoại cách xa tai hoặc đầu, sau khoảng 5 giây mới đưa máy lên tai để nghe.
1. Ngấm nước vào bo mạch điện thoại
Nước mưa có thể ngấm vào bo mạch, pin điện thoại và làm chập linh kiện máy. Nếu cắm sạc sau đó có thể gây gây chập, cháy hoặc nổ thiết bị rất nguy hiểm.
2. Thu hút nguy hiểm từ sấm sét
Tiến sĩ vật lý Nguyễn Văn Khải (Giám đốc Trung tâm Tư vấn tiết kiệm điện và dung dịch hoạt hoá điện hoá) cho biết: khi mưa, sấm chớp thì việc sử dụng điện thoại sẽ vô tình thu sóng điện từ. Điện tích sẽ chuyển từ các đám mây xuống đất và đánh vào thiết bị, nhất là tại những khu vực không có cột thu lôi.
Hơn nữa, hầu hết vỏ điện thoại đều làm bằng kim loại, chúng có thể là tác nhân thu hút điện trường, sấm sét nếu ở trong hoàn cảnh có thêm nhiều nhân tố tác động như mưa ẩm hoặc môi trường có điện tích lớn.
Có những trường hợp khi trời có sét, dù đã tắt laptop, tivi nhưng dòng điện vẫn phóng qua công tắc, đánh hỏng thiết bị này. Vì vậy, khi trời có sấm sét, cần hạn chế tối đa các hoạt động có thể tạo ra điện trường, trong đó có điện thoại di động.
Sử dụng điện thoại trong điều kiện mưa bão nguy hiểm như khi bạn dùng chúng tại trạm xăng. Nếu như điện trường là nguyên nhân thu hút sấm sét đánh trúng bạn, thì sự kết hợp điện tích dương mạnh mẽ của điện thoại di động và khí dễ cháy trong xăng sẽ dễ dàng gây cháy nổ.
Tốt hơn hết, bạn nên tắt nguồn thiết bị khi ở khu vực trống trải (cánh đồng, đường cao tốc...), hạn chế nghe hoặc sử dụng thiết bị nếu đang di chuyển trong điều kiện mưa gió, sấm, bão.
3. Xuất hiện tạp âm khi dùng điện thoại dưới trời mưa
Các phân tử hơi nước trong khí quyển có thể hút sóng điện từ làm cho tín hiệu sóng điện thoại suy yếu, khiến cuộc gọi lẫn tạp âm khó chịu. Điện thoại di động sử dụng tần số càng cao thì hiện tượng tạp âm sẽ nghiêm trọng hơn.
Trong tình huống tín hiệu kém, điện thoại sẽ tự động tăng tần suất phát sóng điện từ, nếu để máy sát tai sẽ gây khó chịu. Đồng thời, sóng bức xạ cũng tỉ lệ thuận tăng lên rõ rệt theo sóng điện từ, ảnh hưởng đến não bộ.
Trong trường hợp có tạp âm do trời mưa gió, bạn không nên nghe điện thoại. Khi sử dụng thiết bị trở lại, trong lúc chờ nối máy, sóng bức xạ sẽ tăng lên, lúc này, bạn nên để điện thoại cách xa tai hoặc đầu, sau khoảng 5 giây mới đưa máy lên tai để nghe.