1. ISO đến bao nhiêu thì chấp nhận được? Một điều mà chắc chắn bất kì người chụp ảnh nào cũng quan tâm đó chính
là độ nhiễu của tấm ảnh. Mặc dù nhà sản xuất luôn nói rằng chiếc máy của
bạn có thể chụp ISO ở mức rất cao, nhưng trong thực tế thì chúng ta
hiếm khi vượt qua được một nửa con số đấy. Việc biết rõ mức ISO nhiêu là chấp nhận được trên chiếc máy ảnh của mình sẽ giúp bạn làm chủ tốt hơn khi tác nghiệp, để không tạo ra những bức ảnh quá nhiễu đến mức không thể sử dụng được.
2. Điểm nét nhất của chiếc ống kính đang dùng. Một điều mà không nhiều người biết đó chính là chất lượng hình ảnh của
ống kính không tương đồng nhau khi cài đặt ở các mức thông số khác nhau.
Ví dụ với ống kit 18-55mm f/3.5-5.6 thì ảnh ở 55mm luôn kém nét hơn
18mm, hay khẩu độ f/8 luôn nét hơn f/3.5, hoặc là độ méo ảnh của 18mm
luôn cao hơn tiêu cự từ 35mm trở đi. Nắm rõ được thông số nào sẽ mang đến chất lượng hình ảnh tốt nhất trên
ống kính bạn dùng là điều cực kì quan trọng nếu như bạn muốn tạo ra một
bức ảnh chất lượng nhất có thể với đồ nghề mình sở hữu. 3. Cách điều chỉnh các thông số nhanh nhất. Thông thường các mẫu máy ảnh chuyên nghiệp đều có thể điều chỉnh
một thông số với nhiều cách khác nhau. Nắm rõ được cách thể thay đổi
nhanh nhất sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, đặc biệt trong
những trường hợp cần nắm bắt khoảnh khắc nhanh. Hầu hết các mẫu máy hiện nay đều trang bị các nút Function (Fn) để gắn
cho một thông số thao tác nhanh, giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh
thông số. 4. Khả năng sử dụng của những món phụ kiện. Bên cạnh việc làm chủ được chiếc máy ảnh của mình, người dùng cũng cần
nắm rõ khả năng sử dụng của những món phụ kiện đi kèm. Ví dụ như pin
chụp bao nhiêu tấm thì sẽ hết, flash gắn trên thân máy điều chỉnh ở mức
bao nhiêu là đủ... Điều này không chỉ giúp bạn làm chủ tốt hơn trong quá trình tạo ra những
bức ảnh ưng ý, mà còn giúp tránh việc mất thời gian giải quyết những
vấn đề bên lề khi tác nghiệp. Sẽ là một cơn ác mộng khi chiếc máy của
bạn hết pin đột ngột trong khi bạn còn cả một ngày dài chụp ảnh. 5. Tạo cho mình một thông số chuẩn. Một việc khác mà bất kì người nhiếp ảnh nào cũng nên làm đó chính là cài
đặt sẵn cho mình một thông số chuẩn. Mục đích của việc này chính là bạn
luôn sẵn sàng trong bất kì trường hợp nào cần lấy máy và tác nghiệp
nhanh. Tuỳ vào phong cách chụp ảnh mà mỗi người thường có cách cài đặt riêng
cho mình. Nhưng nếu như không muốn bỏ lỡ bất kì một khoảnh khắc bất chợt
nào trên đường, thì hãy để máy của bạn ở chế độ P (Program). Thay vì
phải mất thời gian để đo sáng lại, thì chế độ này sẽ giúp bạn ghi lại
ngay được bức ảnh khi vừa rút máy ra. Việc cài đặt này nên được thực hiện sau khi bạn đã tắt máy.
1. ISO đến bao nhiêu thì chấp nhận được? Một điều mà chắc chắn bất kì người chụp ảnh nào cũng quan tâm đó chính
là độ nhiễu của tấm ảnh. Mặc dù nhà sản xuất luôn nói rằng chiếc máy của
bạn có thể chụp ISO ở mức rất cao, nhưng trong thực tế thì chúng ta
hiếm khi vượt qua được một nửa con số đấy. Việc biết rõ mức ISO nhiêu là chấp nhận được trên chiếc máy ảnh của mình sẽ giúp bạn làm chủ tốt hơn khi tác nghiệp, để không tạo ra những bức ảnh quá nhiễu đến mức không thể sử dụng được.
2. Điểm nét nhất của chiếc ống kính đang dùng. Một điều mà không nhiều người biết đó chính là chất lượng hình ảnh của
ống kính không tương đồng nhau khi cài đặt ở các mức thông số khác nhau.
Ví dụ với ống kit 18-55mm f/3.5-5.6 thì ảnh ở 55mm luôn kém nét hơn
18mm, hay khẩu độ f/8 luôn nét hơn f/3.5, hoặc là độ méo ảnh của 18mm
luôn cao hơn tiêu cự từ 35mm trở đi. Nắm rõ được thông số nào sẽ mang đến chất lượng hình ảnh tốt nhất trên
ống kính bạn dùng là điều cực kì quan trọng nếu như bạn muốn tạo ra một
bức ảnh chất lượng nhất có thể với đồ nghề mình sở hữu.
3. Cách điều chỉnh các thông số nhanh nhất. Thông thường các mẫu máy ảnh chuyên nghiệp đều có thể điều chỉnh
một thông số với nhiều cách khác nhau. Nắm rõ được cách thể thay đổi
nhanh nhất sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian, đặc biệt trong
những trường hợp cần nắm bắt khoảnh khắc nhanh. Hầu hết các mẫu máy hiện nay đều trang bị các nút Function (Fn) để gắn
cho một thông số thao tác nhanh, giúp người dùng dễ dàng điều chỉnh
thông số.
4. Khả năng sử dụng của những món phụ kiện. Bên cạnh việc làm chủ được chiếc máy ảnh của mình, người dùng cũng cần
nắm rõ khả năng sử dụng của những món phụ kiện đi kèm. Ví dụ như pin
chụp bao nhiêu tấm thì sẽ hết, flash gắn trên thân máy điều chỉnh ở mức
bao nhiêu là đủ... Điều này không chỉ giúp bạn làm chủ tốt hơn trong quá trình tạo ra những
bức ảnh ưng ý, mà còn giúp tránh việc mất thời gian giải quyết những
vấn đề bên lề khi tác nghiệp. Sẽ là một cơn ác mộng khi chiếc máy của
bạn hết pin đột ngột trong khi bạn còn cả một ngày dài chụp ảnh.
5. Tạo cho mình một thông số chuẩn. Một việc khác mà bất kì người nhiếp ảnh nào cũng nên làm đó chính là cài
đặt sẵn cho mình một thông số chuẩn. Mục đích của việc này chính là bạn
luôn sẵn sàng trong bất kì trường hợp nào cần lấy máy và tác nghiệp
nhanh. Tuỳ vào phong cách chụp ảnh mà mỗi người thường có cách cài đặt riêng
cho mình. Nhưng nếu như không muốn bỏ lỡ bất kì một khoảnh khắc bất chợt
nào trên đường, thì hãy để máy của bạn ở chế độ P (Program). Thay vì
phải mất thời gian để đo sáng lại, thì chế độ này sẽ giúp bạn ghi lại
ngay được bức ảnh khi vừa rút máy ra. Việc cài đặt này nên được thực hiện sau khi bạn đã tắt máy.