Không có hệ điều hành nào được bảo vệ hoàn toàn trước nguy cơ virus tấn công, nhưng điều đó không có nghĩa là không có giải pháp an toàn. Hiện nay, đa số các phần mềm độc hại và virus tận dụng lỗ hổng của các phiên bản hệ điều hành cũ hoặc trên smartphone đời cũ để xâm nhập vào thiết bị.
Ngay cả các thiết bị của Apple cũng không tránh khỏi nguy cơ này. Cách đây một vài năm khi thị phần của hãng quả táo chưa vượt quá 20% thị trường điện thoại thông minh toàn cầu, thiết bị của Apple vẫn an toàn trước những cuộc tấn công mạng. Nhưng tình hình đã thay đổi khi ngày nay các thiết bị mang thương hiệu Apple là một trong những mục tiêu nhắm đến của tội phạm mạng.
Tương tự với iOS, với thị phần khoảng 80% smartphone bán ra trên thế giới, chắc chắn Android được coi là “trung tâm” của các cuộc tấn công mạng. Google không ngừng phát hành bản cập nhật bảo mật, nhưng nguy cơ tấn công vẫn luôn bên cạnh các thiết bị chạy hệ điều hành này. Tuy nhiên, cách tốt nhất để bảo vệ trước các mối đe dọa vẫn là phải đảm bảo điện thoại thông minh luôn được cập nhật.
|
Android được coi là “trung tâm” của các cuộc tấn công mạng. |
1. Cách nhận biết điện thoại thông minh bị nhiễm virus
Các triệu chứng smartphone nhiễm virus có thể rất khác nhau. Trên thực tế, đa số các phần mềm độc hại cố gắng qua mắt bạn bằng những quảng cáo. Khi nhìn thấy những mẩu quảng cáo chưa biết nguồn gốc, nhiều khả năng đó là dấu hiệu có một loại virus đang hoạt động.
2. Bốn dấu hiệu cho thấy có virus
Quảng cáo trên thanh thông báo. Một số ứng dụng thông thường cũng có thể làm chúng xuất hiện. Do đó, các phần mềm độc hại lợi dụng điều này khiến người dùng mất cảnh giác.
Chuyển hướng. Nếu người dùng đang truy cập một trang web và đột nhiên bị chuyển hướng đến một trang quảng cáo thì hoàn toàn có thể nghi ngờ đó là một loại virus có thể đang hoạt động.
Sử dụng quá nhiều dữ liệu di động. Nếu người dùng thấy rằng khối lượng dữ liệu tăng lên nhanh chóng thì hãy coi chừng có virus xâm nhập.
Nguồn pin được sử dụng quá nhiều. Người dùng thấy tuổi thọ pin đột ngột giảm đi thì chắc rằng pin của đã bị virus tấn công.
3. Những virus và mã độc hay nhiễm vào thiết bị
Adware: Nhiễm quảng cáo điển hình, khó chịu nhưng không mấy nguy hiểm.
Spyware: Đánh cắp các thông tin trên thiết bị nhưng thường không được chú ý, không ảnh hưởng đến hoạt động của điện thoại nhưng âm thầm đánh cắp mật khẩu người dùng lưu trữ.
Scareware: Đây là những thông điệp đe dọa điện thoại đang bị nhiễm virus. Mục tiêu của chúng là lừa chúng ta tải về một chương trình lây bệnh.
Ransomware: Giống như đặt dưới sự giám sát của cảnh sát và khá nguy hiểm vì chúng có thể làm tê liệt thiết bị. Để loại bỏ chúng, virus yêu cầu thanh toán một khoản. Nhưng nhiều khi việc trả “tiền chuộc” thường không giải quyết vấn đề và nguy cơ nhiễm virus không được loại trừ.
Trojan: Là một phần mềm độc hại xâm nhập vào thiết bị mà không bị nghi ngờ gì. Điều này để phục vụ như cánh cửa cho việc xâm nhập của các phần mềm độc hại khác tiếp sau đó.
Ver: Có thể sao chép, nhân bản virus vào các thiết bị khác giống như các email điện tử bị nhiễm bệnh.
4. Phòng, chống tấn công mạng
Phòng còn hơn chống. Một thiết bị được cập nhật hệ điều hành và ứng dụng thường xuyên luôn là biện pháp bảo vệ tốt nhất.
Lưu ý đến pop-up. Điều quan trọng là người dùng phải luôn luôn cảnh giác khi lướt web hoặc khi thiết bị kết nối với mạng Wifi công cộng hoặc Wifi mở. Người dùng có thể nhận được thông báo đe dọa khi điều hướng. Nhưng đây có thể là một nỗ lực để cài đặt phần mềm độc hại vào thiết bị. Việc nhiễm virus hường xảy ra ở các trang web đáng tin cậy và nhiều người truy cập. Nên hãy cẩn thận với các cửa sổ pop-up !
Phần mềm diệt virus. Trong hầu hết các trường hợp, virus bị các phần mềm diệt virus phát hiện ra. Nếu cài đặt một phần mềm như vậy người dùng sẽ có thể phát hiện các mối đe dọa và diệt trừ.
Sao lưu và phục hồi cài đặt gốc. Nếu không thể loại bỏ phần mềm độc hại bằng phần mềm diệt virus, người dùng vẫn có thể giải quyết vấn đề này tận gốc. Bằng cách tạo một bản sao lưu dự phòng dữ liệu, khôi phục lại cài đặt gốc trên điện thoại di động.