1.Thời tiết lạnh và nhiệt độ thấp
|
Ảnh minh họa.
|
Bảo vệ pin máy ảnh: Nhiệt độ thấp sẽ nhanh chóng hút cạn sạch pin. Chắc chắn rằng bạn chuẩn bị đầy đủ những cục pin được sạc đầy, và hãy giữ nó trong một chiếc túi nằm gần sát cơ thể bạn để thân nhiệt có thể sưởi ấm chúng. Khi bạn rút một viên pin đã dùng từ trong máy ảnh ra, hãy làm ấm nó lên - đôi khi bạn có thể sẽ dùng thêm được một lúc nữa với viên pin đó đấy.
Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: Sự thay đổi nhiệt độ gây ra việc co dãn của những chiếc lens bạn sử dụng, điều này có thể dẫn đến việc tụ hơi nước hay rò rỉ dầu trong những thành phần của ống kính. Hãy làm bất cứ gì có thể để mang thiết bị của bạn từ nơi nóng sang nơi lạnh hay ngược lại một cách chậm rãi. Một chiếc túi cách nhiệt sẽ cho phép những món đồ chơi của bạn được 'hâm nóng' hay 'làm lạnh' từ từ khi di chuyển qua những môi trường khắc nghiệt.
Đừng thay ống kính khi ở bên ngoài: Nếu đấy là một thời tiết 'đẹp' để tác nghiệp, thì có thể hôm đấy tiết rơi khá nhiều. Nhưng ngay cả khi trời không có tiết rơi, thì những phần linh kiện bên trong chiếc máy ảnh vẫn có thể ấm hơn một chút so với phần nhiệt độ bên ngoài. Mở chiếc máy ảnh ra hay tháo ống kính có thể khiến cho những bông tiết rơi vào trong hay tạo ra sự ngưng tụ làm phá huỷ cảm biến ảnh, làm mờ gương lật hay nhiều loại bệnh tật khác.
2. Chụp ảnh tại nơi thời tiết nóng
|
Ảnh minh họa.
|
Cũng có một vài vấn đề mà các nhiếp ảnh gia chuyên chụp thời tiết nắng nóng phải giải quyết khi họ tác nghiệp: sự biến đổi nhiệt độ, độ nóng quá cao và hơi nước. Cũng giống như nhiếp ảnh trong thời tiết lạnh, hãy bảo vệ đồ nghề của mình bằng cách để nó thay đổi nhiệt độ một cách từ từ. Tránh để cho thiết bị của bạn trong xe hơi đang phơi nắng, vì nhiệt độ cao trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng đến tấm film (nếu bạn chụp film), cảm biến ảnh và ống kính.
Bạn cần có thời gian nghỉ ngơi để không bị kiệt sức, máy ảnh của bạn cũng vậy thôi. Cảm biến ảnh và pin sẽ nóng lên khi bạn sử dụng chúng. Trong những điều kiện nhiệt độ cao, những phần linh kiện này có thể bị quá nhiệt một cách nhanh chóng. Điều này không chỉ làm hỏng buổi chụp hình của bạn, mà thậm chí nó có thể khiến bạn tốn hàng trăm đô la để trả cho chi phí sửa chữa và thay thế. Có khi con số này sẽ lên đến hàng ngàn đô.
Trong những kiểu khí hậu có cả nóng và ẩm (như Việt Nam), thì hơi nước là một vấn đề rất lớn. Ống kính của bạn có thể sẽ bị sương - một thứ rất khó chịu - nhưng chuyện sẽ còn tệ hơn nếu như hơi nước chạy vào bên trong ống kính hay thân máy ảnh. Hãy tránh thay ống kính trong những khu vực ẩm ướt, và nếu bạn có ý định tác nghiệp thường xuyên ở nơi vừa nóng và vừa ẩm, hãy cân nhắc đến những thiết bị có tính năng bảo vệ linh kiện khỏi những hiểm hoạ này.
3. Sáng tạo trong những cơn gió
|
Ảnh minh họa.
|
Nhiều nhiếp ảnh gia không hề nhận ra rằng ngày nhiều
gió có thể gây nguy hại cho máy ảnh của họ. Những cơn gió to trong khu vực khô ráo có thể mang tất cả những bụi bẩn và đất đá trong không khí vào bên trong thiết bị, và chắc là bạn hiểu chuyện gì sẽ xảy ra sau đó.
Thứ đầu tiên mà bạn sẽ muốn làm để bảo vệ chính là gắn một chiếc filter UV. Những hạt cát và bụi bẩn bị thổi lên có thể sẽ gây xước ống kính của bạn - và nếu như không, thì nó cũng sẽ làm điều đó khi bạn lau chùi ống kính sau khi về nhà.
Bụi bẩn trong gió cũng có thể tìm được đường vào trong các bộ phận 'nội tạng' của máy ảnh và ống kính. Nếu bạn có bao giờ thử xoay vòng lấy nét trên một chiếc lens, và có cảm giác hơt rít, lẹt kẹt thì đó nhiều khả năng là do nó đã bị phơi ngoài môi trường bụi bặm mà không hề có chút bảo vệ nào cả. Hãy chăm lo cho thiết bị của bạn bằng một túi chống mưa hay bọc plastic là điều cần làm.
Cũng giống như trong môi trường độ ẩm cao, bạn cũng không bao giờ nên thay ống kính trong môi trường bụi bặm. Chỉ thay lens ở khi: ở trong nhà, ở trong xe hơi, trong áo khoác, trong túi nhựa.
Bụi ở trong thân máy ảnh có thể gây nguy hại đến cho cảm biến ảnh, gương lật hay các chi thiết máy móc khác - ngay cả khi bụi không có tác hại gì, thì một dịch vụ lau chùi máy ảnh chuyện nghiệp sẽ là một điều rất đáng làm để loại trừ những bất cẩn mà bạn đã gây ra!
3. Giữ khô trong điều kiện trời mưa hay tuyết rơi
|
Ảnh minh họa.
|
Nếu bạn dũng cảm hi sinh một vài thiết bị để có được những bức ảnh đẹp, bạn sẽ có khả năng tạo ra những khoảnh khắc hiếm có và tuyệt vời. Nhưng vì độ ẩm cao là mối lo lớn nhất mà bạn phải đối mặt, bạn sẽ cần chăm lo kĩ lưỡng hơn để chắc chằn mọi thứ khô ráo.
Đầu tiên, hãy chỉ mang những gì mà bạn cần - bỏ lại những thiết bị phụ thêm tại nhà hay trong chiếc xe của mình. Ngay cả nếu như ban có một chiếc túi chống nước, thì chúng vẫn có thể tồn tại một lỗ rò rỉ và hi sinh luôn thiết bị của bạn. Pin, filter và thẻ nhé thì có thể dễ dàng cất giữ trong những túi có zip kéo trong ví của bạn. Nếu bạn bắt buộc phải mang theo thêm một vài ống kính nữa, hãy cân nhắc bỏ nó vào một chiếc túi nhựa, và giữ nó trong một túi đựng thiết bị nhỏ được đặt dưới một chiếc áo mưa hay một chiếc dù.
Nếu như bạn có kế hoạch dành nhiều thời gian để chụp ảnh trong mưa hay trong tuyết, hãy đầu tư một tấm bọc mưa tốt. Những sản phẩm này sẽ mang đến sự bảo vệ chất lượng cũng như sự tiện dụng. Một vài tấm bọc mưa có thể có cả phần ống tay để bạn có thể dễ dàng cầm nắm chiếc máy dễ dàng.
Nhưng nếu mọi chuyện có tệ hại đi, thì bạn vẫn có thể luôn tự tạo cho mình một tấm bọc máy chỉ với một chiếc túi nhựa có zíp kéo, hood lens và gia cố thêm bằng một vài đường băng keo. Nó sẽ hạn chế tầm nhìn của bạn trong ống ngắm hay màn hình, và các nút điều khiển có thể khó bấm hơn, nhưng ít nhất thì chiếc máy ảnh của bạn cũng sẽ được khô ráo.
Cơn thịnh nộ của mẹ thiên nhiên có thể sẽ rất ghê gớm đối với thiết bị của bạn, nhưng chắc chắn kết quả sẽ đáng với điều đó. Với một chút cẩn trọng và chu đáo, hãy yên tâm rằng bạn sẽ thu được những kết quả ấn tượng.