|
Cận cảnh chiếc vòi hút máu của muỗi.
|
Đoạn video đáng kinh ngạc được quay dưới kính hiển vi, hé lộ cảnh một con muỗi mang ký sinh trùng sốt rét đốt và hút máu một con chuột đã bị gây mê. Dường như khi đốt con mồi, con muỗi không hút máu ngay. Trên thực tế, nó dùng vòi thăm dò dưới da để tìm kiếm mạch máu, thường vài phút một lần.
Đoạn video về cảnh con muỗi mang virus sốt rét hút máu người:
Trong một cuộc phỏng vấn với tạp chí National Geographic, Valerie Choumet, người đứng đầu nhóm nghiên cứu của Viện Pasteur ở Paris, Pháp, cho biết: "Một số người, đặc biệt ở châu Phi và châu Á, bị muỗi đốt vài lần mỗi ngày. Chúng tôi muốn tìm hiểu xem liệu muỗi có hành xử khác đi khi chúng đốt những sinh vật đã được chủng ngừa nước bọt của chúng hay không".
Để đạt được mục đích, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm tiêm kháng thể cho các con chuột, giúp chúng nhận ra nước bọt của muỗi. Họ phát hiện các cục màu trắng hình thành ở đầu vòi của con muỗi khi nó đốt con chuột thí nghiệm. Điều này cho thấy các kháng thể đã phản ứng với nước bọt của muỗi trong khi đốt.
Các cục kết tủa màu trắng đã bịt kín những mạch máu nhỏ. Tuy nhiên, điều này không ngăn cản muỗi hút máu nạn nhân. Muỗi sẽ dùng vòi khảo sát dưới da lâu hơn để tìm kiếm các mạch máu lớn hơn.
Trung bình, một con muỗi sẽ chích hút máu của con mồi trong 4 phút. Nhờ các kính hiển vi tiên tiến, các nhà khoa học Pháp đã có thể chứng kiến cảnh các tế bào hồng cầu bị hút ào ạt về phía miệng vòi của muỗi. Con muỗi sẽ rút máu tích cực đến mức các mạch máu của con mồi sẽ bị vỡ, làm đổ tràn máu ra xung quanh.
Các nhà khoa học nhận thấy, khi điều này xảy ra, con muỗi thường hối hả trong vài giây để hút hết bể máu mới tạo ra.
Khác với bộ kim tiêm đơn giản thông thường, các vòi của muỗi là một bộ công cụ phức tạp. Dưới kính hiển vi, vòi muỗi trông như một dải vật liệu dài và mảnh, thon nhọn ở đầu mút. Dải dây đó thực chất là môi dưới của muỗi, rỗng và cấu tạo gồm 6 thành phần khác nhau. Nó sẽ uốn cong khi muỗi đốt, cho phép các kim chích bên trong di chuyển vào trong da.
Nhìn tổng thể, các vòi của muỗi mảnh hơn một sợi tóc của người và các kim chích bên trong thậm chí còn nhỏ hơn.
Những con muỗi mang mầm bệnh sốt rét sẽ mất nhiều thời gian thăm dò các mạch máu hơn. Điều này chỉ ra rằng Plasmodium - ký sinh trùng gây bệnh có thể kiểm soát hệ thần kinh của loài côn trùng này.
Muỗi bắt đầu tiết nước bọt ngay khi nó đâm xuyên vòi vào da con mồi, giải phóng chất ngăn cản các mạch máu co siết lại, chống đông máu và gây kích ứng.
Các chuyên gia nhận định, đoạn video hiếm hoi của các nhà khoa học Pháp có thể hỗ trợ những nghiên cứu trong tương lai nhằm làm rõ hơn về cơ chế chích đốt của mỗi cũng như cách ngăn chặn việc lây lan bệnh sốt rét.
Ngoài ra, dưới đây là 10 điều mà ít ai biết về loài muỗi hút máu người đáng ghét:
1. Hương chocolate gây phân tán loài muỗi
Carbon dioxide (CO2) mà chúng ta thở ra kích thích và thu hút muỗi. Chúng ta cũng không thể ngưng thở để ngăn chặn các cuộc tấn công tàng hình của lũ muỗi. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng một số mùi hương, trong đó có một số loài thuộc họ bạc hà, một số trái cây, và một số mùi caramel, chocolate - có thể khiến loài muỗi bị phân tán. Điều này làm cho muỗi khó khăn hơn trong việc tìm kiếm bữa ăn tiếp theo của chúng.
2. Muỗi săn “mồi” rất cừ khôi
Muỗi có thể cảm nhận được lượng khí carbon dioxide ở khoảng cách lên đến 30 m. Khi con người thở ra khí carbon dioxide qua mũi và miệng, muỗi bắt được tín hiệu và xông tới tấn công người.
3. Muỗi đực không hút máu người
Muỗi “cắn” chúng ta là muỗi cái. Trên thực tế, chúng không cắn mà hút máu người. Sau khi tìm thấy mục tiêu của mình, chúng giương cái vòi sắc như dao cắm vào da của chúng ta và hút máu để nuôi dưỡng trứng trong bụng chúng. Nếu không bị cản trở, muỗi cái sẽ cố gắng hút máu cho đến khi bụng của nó trương phình lên mới thôi.
Muỗi đực không có vòi thích hợp để hút phấn hoa và nhựa cây.
4. Virus sốt xuất huyết tăng tính “khát” máu của muỗi
Qua phân tích muỗi (trước và sau) khi có virus sốt xuất huyết, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy sự thay đổi liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Nguy hiểm hơn, virus sốt xuất huyết làm cho muỗi thèm máu và kích hoạt khả năng khứu giác để tìm nguồn thức ăn.
Dù virus sốt xuất huyết không làm tổn hại đến những con muỗi Aedes aegypti mang nó, nhưng khi muỗi đốt người, nó làm lan căn bệnh sốt xuất huyết qua tuyến bọt.
5. Muỗi nhiễm ký sinh trùng hút máu nhiều hơn và lâu hơn
Ký sinh trùng không chỉ sống “ăn bám” vào vật chủ mà chúng còn có thể điều khiển hành vi của vật chủ. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét thường hút máu người lâu hơn và nhiều hơn những con muỗi không bị nhiễm bệnh.
6. Muỗi đốt thường rất ngứa
Khi một con muỗi “hút” máu người, nó thường để lại một một ít nước bọt, có tác dụng như thuốc chống đông máu để nó có thể dễ dàng “thưởng thức” bữa ăn. Thật không may, hầu hết chúng ta lại thường bị dị ứng và ngứa vì chút nước bọt của muỗi để lại.
7. Không phải tất cả muỗi đều mang virus West Nile
Trong số hàng ngàn loài muỗi được biết, virus đáng sợ West Nile được tìm thấy trong khoảng 60 con. (Nó cũng được tìm thấy trong hơn 200 loài vật có xương sống). 80% những người bị nhiễm virus này từ muỗi thường không có triệu chứng. Họ chỉ bị kích thích nhẹ, cảm thấy khó chịu rồi dẫn đến hôn mê và tử vong.
8. Alexander Đại đế có thể đã chết vì bị muỗi đốt
|
Muỗi được xếp vào một trong những loài động vật gây tử vong cao nhất trên thế giới. |
Alexander Đại đế, vua của Macedonia, người chinh phục Đế chế Ba Tư, có thể đã tử vong vì muỗi đốt. Ông được xem là một trong những chỉ huy thành công nhất trong lịch sử nhưng có thể ông đã tử vong vì một con muỗi bị nhiễm virus West Nile. Một bài báo xuất bản năm 2003 cho rằng một con muỗi bị nhiễm virus nguy hiểm đã “kết thúc” cuộc đời của vị chỉ huy Alexander Đại đế.
9. Muỗi nhỏ nhắn nhưng lại rất chậm chạp
Một con muỗi trung bình nặng 2-2,5 mg, điều này dường như cho phép họ bay nhanh chóng hơn, nhưng không phải vậy. Muỗi bay ở tốc độ trung bình từ 1,6 đến 2,4 km/h, là một trong những loài côn trùng bay chậm nhất thế giới.
10. Muỗi là một trong những động vật nguy hiểm nhất trên thế giới
Trên thực tế, muỗi cái là một trong những loài khát máu và là vật truyền bệnh nguy hiểm được xếp vào một trong những loài động vật gây tử vong cao nhất trên thế giới.
Những trường hợp tử vong là do muỗi nhiều hơn bất kỳ động vật nguy hiểm nào khác. Mỗi năm, muỗi truyền virus gây bệnh sốt rét khiến 2 – 3 triệu người tử vong và làm hơn 200 triệu người mắc bệnh. Không chỉ là trung gian gây bệnh sốt rét, muỗi còn là thủ phạm lây lan bệnh sốt vàng da, sốt xuất huyết... Theo tổ chức Y tế thế giới, mỗi con muỗi nhiễm virus sốt rét có thể lây nhiễm sang hơn 100 người, và cứ mỗi 45 giây có một đứa trẻ ở châu Phi chết vì bệnh sốt rét.