Tên gọi chính thức của nguyên tố này hiện vẫn chưa được đặt. Các nhà khoa học tạm thời gọi nó là nguyên tố ununpentium.
Vị trí trên bảng tuần hoàn là số lượng proton mà một nguyên tố sở hữu. Hiện nay, nguyên tố nặng nhất được tìm thấy trong tự nhiên là uranium, với 92 hạt proton. Nhưng bằng nhiều phương pháp, các nhà khoa học đã có thể thêm hạt proton vào trong hạt nhân nguyên tử và tạo ra những nguyên tố nặng hơn thông qua các phản ứng hợp nhất hạt nhân.
Các nhà khoa học hi vọng rằng, bằng việc tạo ra những nguyên tố nặng hơn, họ sẽ tìm ra “hòn đảo ổn định” (theo lý thuyết). Đây là "khu vực" chưa được “đào bới” trong bảng tuần hoàn mà những nguyên tố hóa học siêu nặng có thể tồn tại trong tự nhiên.
|
Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
|
Để tạo ra nguyên tố mới này, các nhà khoa học đã bắn một tia canxi siêu nhanh với 20 proton vào một tấm phim chứa Ameridi. Nguyên tố Ameridi này chứa tới 95 proton. Khi những nguyên tử này va chạm, chúng tạo ra một nguyên tử có chứa 115 proton. Đáng tiếc là nguyên tử này lại không tồn tại được lâu.
Các nguyên tố hóa học siêu nặng thường không ổn định và nhanh chóng bị phân hủy. Các nhà khoa học buộc phải sử dụng những công cụ tìm kiếm đặc biệt để “bắt” các tín hiệu năng lượng sinh ra.
Một Ủy ban từ Liên hiệp hóa học thần túy và ứng dụng quốc tế sẽ xem xét những phát hiện mới này để quyết định xem có cần thiết đặt tên cho nguyên tố 115 hay không.