Viện Y học Thực nghiệm Saint-Peterburg đang triển khai thử nghiệm tiền lâm sàng loại vắc xin chống virus SARS-CoV-2 uống được đầu tiên trên thế giới dưới dạng sữa lên men.Trong quá trình thử nghiệm trên động vật loại vắc xin ngừa COVID-19 dưới dạng sản phẩm sữa lên men, đã ghi nhận hình thành kháng thể trên màng nhầy và trong máu.Do vắc xin được tiếp nhận qua đường miệng, sẽ có phản ứng miễn dịch tối đa diễn ra trên màng nhầy, chính vì thế nó được gọi là vắc xin niêm mạc.Dựa trên số lượng ống tiêm cũng như thời gian mà các nhân viên y tế cần để tiêm, giới khoa học hy vọng rằng công nghệ vắc xin không kim tiêm của Nga có thể giúp đẩy nhanh quá trình tăng cường miễn dịch cho hàng triệu người.Theo Giám đốc Viện Y học Thực nghiệm Saint-Peterburg - Alexander Dmitriev, những khoảng trống trong bộ gien của lợi khuẩn (probiotic) – xuất hiện trong các sản phẩm sữa lên men - chứa thành phần DNA của virus SARS-CoV-2, giúp hình thành sự phát triển của kháng thể khi sử dụng.Lợi khuẩn sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cơ thể người. Bên cạnh đó lại giúp một người khi uống vào có thể phát triển kháng thể với bệnh COVID-19.Cũng theo ông Alexander Dmitriev, vắc xin ăn được có những lợi thế riêng khi so sánh với các loại vắc xin chống COVID-19 hiện có, bởi nó gần như không có chống chỉ định với đối tượng nào.Bên cạnh đó, một ưu điểm nữa của dạng vắc xin uống là bất kỳ hãng sữa nào cũng có thể sản xuất loại vắc xin này mà chỉ cần thay đổi một phần nhỏ quy trình công nghệ.Hơn nữa, nó không cần phải bảo quản cẩn thận trong môi trường lạnh sâu như các dạng vắc xin tiêm hiện nay, mà chỉ cần từ 4 đến 8 độ C.Alexander Suvorov - một nhà khoa học cũng tham gia nghiên cứu cho hay, nếu một người uống 200 – 250 ml dung dịch vắc xin này ba lần/ngày và lặp lại trong 21 ngày, điều này có công dụng tương đương với việc tiêm vắc xin.Không những thế, dạng vắc xin này không hề khó uống mà có thể mang đủ loại hương vị, bất kể là dâu tây hay tự nhiên. Chỉ cần đổ vi khuẩn biến đổi gen dạng bột vào một bể chứa sữa một ngày là có thể sử dụng ngay.Bên cạnh vắc xin dạng sữa chua lên men, Viện Y học Thực nghiệm Saint-Peterburg cũng đang phát triển hai mẫu vắc xin ăn được dựa trên sữa và protein đậu nành. Loại vắc xin này có thể được hoàn thành trong năm 2022.Mời các bạn xem video: Những ai được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 đầu tiên tại Việt Nam
Viện Y học Thực nghiệm Saint-Peterburg đang triển khai thử nghiệm tiền lâm sàng loại vắc xin chống virus SARS-CoV-2 uống được đầu tiên trên thế giới dưới dạng sữa lên men.
Trong quá trình thử nghiệm trên động vật loại vắc xin ngừa COVID-19 dưới dạng sản phẩm sữa lên men, đã ghi nhận hình thành kháng thể trên màng nhầy và trong máu.
Do vắc xin được tiếp nhận qua đường miệng, sẽ có phản ứng miễn dịch tối đa diễn ra trên màng nhầy, chính vì thế nó được gọi là vắc xin niêm mạc.
Dựa trên số lượng ống tiêm cũng như thời gian mà các nhân viên y tế cần để tiêm, giới khoa học hy vọng rằng công nghệ vắc xin không kim tiêm của Nga có thể giúp đẩy nhanh quá trình tăng cường miễn dịch cho hàng triệu người.
Theo Giám đốc Viện Y học Thực nghiệm Saint-Peterburg - Alexander Dmitriev, những khoảng trống trong bộ gien của lợi khuẩn (probiotic) – xuất hiện trong các sản phẩm sữa lên men - chứa thành phần DNA của virus SARS-CoV-2, giúp hình thành sự phát triển của kháng thể khi sử dụng.
Lợi khuẩn sẽ có những ảnh hưởng tích cực đến cơ thể người. Bên cạnh đó lại giúp một người khi uống vào có thể phát triển kháng thể với bệnh COVID-19.
Cũng theo ông Alexander Dmitriev, vắc xin ăn được có những lợi thế riêng khi so sánh với các loại vắc xin chống COVID-19 hiện có, bởi nó gần như không có chống chỉ định với đối tượng nào.
Bên cạnh đó, một ưu điểm nữa của dạng vắc xin uống là bất kỳ hãng sữa nào cũng có thể sản xuất loại vắc xin này mà chỉ cần thay đổi một phần nhỏ quy trình công nghệ.
Hơn nữa, nó không cần phải bảo quản cẩn thận trong môi trường lạnh sâu như các dạng vắc xin tiêm hiện nay, mà chỉ cần từ 4 đến 8 độ C.
Alexander Suvorov - một nhà khoa học cũng tham gia nghiên cứu cho hay, nếu một người uống 200 – 250 ml dung dịch vắc xin này ba lần/ngày và lặp lại trong 21 ngày, điều này có công dụng tương đương với việc tiêm vắc xin.
Không những thế, dạng vắc xin này không hề khó uống mà có thể mang đủ loại hương vị, bất kể là dâu tây hay tự nhiên. Chỉ cần đổ vi khuẩn biến đổi gen dạng bột vào một bể chứa sữa một ngày là có thể sử dụng ngay.
Bên cạnh vắc xin dạng sữa chua lên men, Viện Y học Thực nghiệm Saint-Peterburg cũng đang phát triển hai mẫu vắc xin ăn được dựa trên sữa và protein đậu nành. Loại vắc xin này có thể được hoàn thành trong năm 2022.