1. Thị trường ngập tràn mẫu mã, đủ mức giá
Thú bông đẹp, độc đáo, lạ mắt được khá nhiều người lựa chọn làm quà tặng dành cho bạn bè, người thân. Tại các cửa hàng lưu niệm, siêu thị… không khó để tìm được sản phẩm với đủ mức giá từ 10 - trên 200 nghìn, tùy theo kích thước và độ “hot” của mẫu mã.Mộ số thương hiệu đồ chơi có giá khá đắt (trên 300 nghìn) như: Teddy Bear Museum, Ghibli Studio, Russ, NICI, GoodTime… Ngoài ra, các thương hiệu Việt như Quỳnh Anh, Thành Đạt, Quốc Định… với nhiều mẫu thú bông gấu, mèo, nhân vật hoạt hình độc đáo có giá mềm hơn từ 80 – trên 200 nghìn. Dọc các tuyến đường Nguyễn Trãi, Cầu Giấy, Kim Mã… hàng trăm đồ chơi thú bông không có nhãn mác được đổ tràn ra chiếc bạt, chất thành từng đống lớn. Theo chị N (bán hàng tại vỉa hè Nguyễn Khang): “dọn hàng từ 5h30, bán đến 11h thì thôi, hôm nào mưa thì lấy bạt phủ lên. Nhiều thế này thì phải đổ đống cho dễ chọn chứ quầy nào, chỗ nào đặt lên cho đủ”. Chị Khánh Ngân (nhân viên kế toán) chia sẻ: “Đi làm thấy trên đường nhiều đồ chơi quá, có những con cá sấu to vừa người ôm mà giá rẻ hơn rất nhiều so với bán trong cửa hàng nên mình mua về cho con chơi vậy thôi chứ cũng không tự dưng tìm hiểu trong đó có gì”. Bạn Huyền Trang (ĐH Bách Khoa) có thói quen sưu tập thú bông. "Phòng mình có đến 50 - 60 con lớn bé, ngày thường thì không sao nhưng đợt nào mưa ẩm là có cảm giác ngứa mũi, hắt hơi,… mỗi khi ôm thú nhồi bông. Nhưng mà mình cũng không nghĩ là do những đồ này".2. Nguồn bệnh từ đâu?
Bạn vẫn vô tư ôm ấp những con thú nhồi bông mà không chú ý đến các yếu tố khác có thể gây hại cho sức khỏe. Đầu tiên phải kể đến các vật liệu nhồi trong ruột thú, theo TS Chu Thị Hạnh (PGĐ Trung tâm Hô hấp - BV Bạch Mai): Loại bông, đệm cũ, vải vụn,… chưa được xử lý hóa chất, để lâu hoặc chưa qua kiểm định chất lượng rất nguy hại cho sức khỏe. Đặc biệt, các chất nhựa (PVC), phẩm màu công nghiệp có thể lẫn các tạp chất… để nhồi thú bông gây nguy hiểm cho hệ hô hấp của bạn.Hơn nữa, hầu hết các sản phẩm không được bọc tránh bụi, khi bán ở quầy hàng, siêu thị hay vỉa hè đều bị bám bụi bẩn, vi khuẩn, gây kích ứng da hoặc viêm mũi dị ứng, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Thành viên mommybb đã khuyên các mẹ trên Webtretho.com nên chú ý, khi con còn nhỏ có thể nghịch, gặm đồ chơi thú bông, sẽ không tốt khi phần lông rơi ra khiến các bé hít phải. Ngoài ra, những chú thú bông làm từ lông, sợi và được nhồi bông, xốp... chính là những miếng hút ẩm khổng lồ, trong khi vận chuyển hoặc sử dụng chúng sẽ bị bẩn, hút nước, mồ hôi và trở thành "đại bản doanh" của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.Một số thanh sắt, đồng... được dùng để làm các bộ phận tai, chân... cho đồ chơi có khả năng khiến trẻ em bị thương nếu sử dụng không cẩn thận. 3. Tiêu dùng thông minh - tránh hại từ đồ chơi thú bông
Chính vì những lợi - hại có thể nhận biết, bạn nên mua các sản phẩm có ghi rõ thành phần sợi dệt, chất liệu nhồi trong ruột thú bông, tìm hiểu thông tin đảm bảo các vật liệu của đồ chơi đó có thể bảo vệ sức khỏe.Bạn chú ý đến sản phẩm có thể giặt, sấy, phơi nắng... để đảm bảo thú bông luôn sạch sẽ, khô ráo và tránh được mùi hôi khó chịu. Khi mới mua về, cần giặt sạch, loại bỏ bụi bẩn bám trên các sợi lông của thú nhồi bông.Khi sử dụng cho trẻ nhỏ, đặc biệt không nên để thú bông có kích thước lớn trên giường, điều này có thể dẫn đến khả năng trẻ bị ngạt khi ôm đồ chơi đi ngủ.
1. Thị trường ngập tràn mẫu mã, đủ mức giá
Thú bông đẹp, độc đáo, lạ mắt được khá nhiều người lựa chọn làm quà tặng dành cho bạn bè, người thân. Tại các cửa hàng lưu niệm, siêu thị… không khó để tìm được sản phẩm với đủ mức giá từ 10 - trên 200 nghìn, tùy theo kích thước và độ “hot” của mẫu mã.
Mộ số thương hiệu đồ chơi có giá khá đắt (trên 300 nghìn) như: Teddy Bear Museum, Ghibli Studio, Russ, NICI, GoodTime… Ngoài ra, các thương hiệu Việt như Quỳnh Anh, Thành Đạt, Quốc Định… với nhiều mẫu thú bông gấu, mèo, nhân vật hoạt hình độc đáo có giá mềm hơn từ 80 – trên 200 nghìn.
Dọc các tuyến đường Nguyễn Trãi, Cầu Giấy, Kim Mã… hàng trăm đồ chơi thú bông không có nhãn mác được đổ tràn ra chiếc bạt, chất thành từng đống lớn. Theo chị N (bán hàng tại vỉa hè Nguyễn Khang): “dọn hàng từ 5h30, bán đến 11h thì thôi, hôm nào mưa thì lấy bạt phủ lên. Nhiều thế này thì phải đổ đống cho dễ chọn chứ quầy nào, chỗ nào đặt lên cho đủ”.
Chị Khánh Ngân (nhân viên kế toán) chia sẻ: “Đi làm thấy trên đường nhiều đồ chơi quá, có những con cá sấu to vừa người ôm mà giá rẻ hơn rất nhiều so với bán trong cửa hàng nên mình mua về cho con chơi vậy thôi chứ cũng không tự dưng tìm hiểu trong đó có gì”.
Bạn Huyền Trang (ĐH Bách Khoa) có thói quen sưu tập thú bông. "Phòng mình có đến 50 - 60 con lớn bé, ngày thường thì không sao nhưng đợt nào mưa ẩm là có cảm giác ngứa mũi, hắt hơi,… mỗi khi ôm thú nhồi bông. Nhưng mà mình cũng không nghĩ là do những đồ này".
2. Nguồn bệnh từ đâu?
Bạn vẫn vô tư ôm ấp những con thú nhồi bông mà không chú ý đến các yếu tố khác có thể gây hại cho sức khỏe. Đầu tiên phải kể đến các vật liệu nhồi trong ruột thú, theo TS Chu Thị Hạnh (PGĐ Trung tâm Hô hấp - BV Bạch Mai): Loại bông, đệm cũ, vải vụn,… chưa được xử lý hóa chất, để lâu hoặc chưa qua kiểm định chất lượng rất nguy hại cho sức khỏe.
Đặc biệt, các chất nhựa (PVC), phẩm màu công nghiệp có thể lẫn các tạp chất… để nhồi thú bông gây nguy hiểm cho hệ hô hấp của bạn.
Hơn nữa, hầu hết các sản phẩm không được bọc tránh bụi, khi bán ở quầy hàng, siêu thị hay vỉa hè đều bị bám bụi bẩn, vi khuẩn, gây kích ứng da hoặc viêm mũi dị ứng, đặc biệt là với trẻ nhỏ.
Thành viên mommybb đã khuyên các mẹ trên Webtretho.com nên chú ý, khi con còn nhỏ có thể nghịch, gặm đồ chơi thú bông, sẽ không tốt khi phần lông rơi ra khiến các bé hít phải.
Ngoài ra, những chú thú bông làm từ lông, sợi và được nhồi bông, xốp... chính là những miếng hút ẩm khổng lồ, trong khi vận chuyển hoặc sử dụng chúng sẽ bị bẩn, hút nước, mồ hôi và trở thành "đại bản doanh" của các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
Một số thanh sắt, đồng... được dùng để làm các bộ phận tai, chân... cho đồ chơi có khả năng khiến trẻ em bị thương nếu sử dụng không cẩn thận.
3. Tiêu dùng thông minh - tránh hại từ đồ chơi thú bông
Chính vì những lợi - hại có thể nhận biết, bạn nên mua các sản phẩm có ghi rõ thành phần sợi dệt, chất liệu nhồi trong ruột thú bông, tìm hiểu thông tin đảm bảo các vật liệu của đồ chơi đó có thể bảo vệ sức khỏe.
Bạn chú ý đến sản phẩm có thể giặt, sấy, phơi nắng... để đảm bảo thú bông luôn sạch sẽ, khô ráo và tránh được mùi hôi khó chịu. Khi mới mua về, cần giặt sạch, loại bỏ bụi bẩn bám trên các sợi lông của thú nhồi bông.
Khi sử dụng cho trẻ nhỏ, đặc biệt không nên để thú bông có kích thước lớn trên giường, điều này có thể dẫn đến khả năng trẻ bị ngạt khi ôm đồ chơi đi ngủ.