1. Đa dạng, đủ mức giá và tiện lợi
Việc chế biến thức ăn ngày càng dễ dàng với nhiều loại chảo, nồi chống dính: chảo kim cương, tráng men, sứ… đủ kích thước, lòng chảo nông - sâu, tùy vào mục đích sử dụng người mua có thể chọn cho mình một sản phẩm vừa ý. Tại cửa hàng, siêu thị, các nhãn hiệu Happy cook , Sunhouse, Supor có giá từ 150 – 400 nghìn. Ngoài ra, người mua có thể chọn chảo hai mặt của Gold sun (80 – 400 nghìn), Lock &lock (450 nghìn). Chảo Honey's (190 – trên 300 nghìn) phủ 2 lớp chống dính Ceramic theo công nghệ Nano, chịu nhiệt đến 400-500 độ, đắt hơn có dòng Elmich (300 – 800 nghìn). 2. Chất lượng... không ai kiểm định
Một số loại chảo chống dính không rõ nguồn gốc xuất xứ, bọc trong túi nilon tại các chợ Thành Công, Ngã Tư Sở… hoặc bày bán trên vỉa hè thu hút người mua bằng việc hạ giá siêu rẻ. Tất cả thông tin về độ an toàn sản phẩm mà người mua có được chỉ qua câu nói “đảm bảo chất lượng” của người bán. Khi được hỏi về tiêu chí lựa chọn chảo chống dính, chị N.B.N (nhân viên kế toán) cho biết: “Mình chỉ chọn kích thước, kiểu dáng và giá phù hợp chứ cũng không nghĩ là có thông tin gì cần tìm hiểu nữa, đồ dùng này khá đơn giản mà, mua về thì dùng thôi”.Lấy kinh nghiệm bán hàng gia dụng lâu năm tại chợ Kim Giang (Hoàng Mai) ra cam kết với khách hàng, chị T.N cho biết: “Chị bán ở đây lâu rồi, sao dám tuồn hàng kém chất lượng, thế thì ai thèm mua, chảo này nhập ngoại, chống dính cả chục năm luôn, em dùng là biết, chả độc hại gì đâu mà lo”.Các mặt hàng trôi nổi nhiều, cộng thêm tâm lý chủ quan, ham mua đồ rẻ, nhiều người mua đồ nấu ăn một cách chóng vánh, chỉ quan tâm độ bền của chất chống dính mà không tìm hiểu chúng gây độc trong hoàn cảnh nào và dùng sao để tránh nhiễm bệnh.3. Nhiễm độc chất chống dính do đâu?
Tiến sĩ La Thế Vinh, khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Chất chống dính PFoA và PTFE cho đồ gia dụng có thể chịu nhiệt nhưng không bền, dễ mòn và trầy xước. Khi gặp dầu mỡ nóng, chất trên bề mặt chảo kém chất lượng dễ dàng bị phân hủy, lẫn vào thức ăn gây hại cho người dùng. Điều này còn trở nên nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng mua phải loại chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn, khi dùng có thể phát sinh ra khói độc gây ho, tức ngực, khó thở.Kỹ sư Tống Kim Ty, Phó giám đốc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Bến Thành (TP HCM) cho biết: Tùy theo hợp chất chống dính mà ta có các sản phẩm với chất lượng khác nhau. Loại tốt phủ hợp chất chống dính dày tối thiểu là 3 mm, ép thành vân hình song song hay ca rô, chịu nhiệt và ma sát cao. Người mua nên tìm hiểu các thông tin này qua người bán hàng hoặc hướng dẫn sử dụng. Ngoài ra, thói quen cọ rửa đồ chống dính bằng giẻ sắt vô tình gây ra các vết trày xước, khiến thức ăn bám lại trong lòng nồi, chảo… tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập.Lớp chống dính của sản phẩm kém chất lượng khi gặp chất mặn chua của gia vị, thức ăn sẽ gây ra hiện tượng oxy hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 4. Tiêu dùng thông minh, tránh mua hàng rởm
Người tiêu dùng nên mua nồi, chảo… tại các cửa hàng uy tín hoặc siêu thị, có địa chỉ nhà cung cấp rõ ràng, hướng dẫn sử dụng, thời gian bảo hành cụ thể. Vệ sinh chảo chống dính bằng giẻ mềm, khi thấy lớp phủ bề mặt bị bong, không nên tiếp tục sử dụng. Nấu ăn với lượng nhiệt vừa phải, không quá nóng, dùng các đồ bằng gỗ để đảo thức ăn thay cho đồ bằng sắt hoặc inox.
Theo kinh nghiệm của bác Nguyễn Văn Thành (Cổ Nhuế) – đầu bếp khách sạn lâu năm: Chảo mới nên rửa sạch và đun nước sôi để khử mùi, giữ được lớp chống dính bền hơn. Ngoài ra, không nên để bất cứ đồ chống dính nào trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu, sẽ làm cho lớp phủ bề mặt dễ bị bong, tạo khói có mùi khó chịu.
1. Đa dạng, đủ mức giá và tiện lợi
Việc chế biến thức ăn ngày càng dễ dàng với nhiều loại chảo, nồi chống dính: chảo kim cương, tráng men, sứ… đủ kích thước, lòng chảo nông - sâu, tùy vào mục đích sử dụng người mua có thể chọn cho mình một sản phẩm vừa ý.
Tại cửa hàng, siêu thị, các nhãn hiệu Happy cook , Sunhouse, Supor có giá từ 150 – 400 nghìn. Ngoài ra, người mua có thể chọn chảo hai mặt của Gold sun (80 – 400 nghìn), Lock &lock (450 nghìn). Chảo Honey's (190 – trên 300 nghìn) phủ 2 lớp chống dính Ceramic theo công nghệ Nano, chịu nhiệt đến 400-500 độ, đắt hơn có dòng Elmich (300 – 800 nghìn).
2. Chất lượng... không ai kiểm định
Một số loại chảo chống dính không rõ nguồn gốc xuất xứ, bọc trong túi nilon tại các chợ Thành Công, Ngã Tư Sở… hoặc bày bán trên vỉa hè thu hút người mua bằng việc hạ giá siêu rẻ. Tất cả thông tin về độ an toàn sản phẩm mà người mua có được chỉ qua câu nói “đảm bảo chất lượng” của người bán.
Khi được hỏi về tiêu chí lựa chọn chảo chống dính, chị N.B.N (nhân viên kế toán) cho biết: “Mình chỉ chọn kích thước, kiểu dáng và giá phù hợp chứ cũng không nghĩ là có thông tin gì cần tìm hiểu nữa, đồ dùng này khá đơn giản mà, mua về thì dùng thôi”.
Lấy kinh nghiệm bán hàng gia dụng lâu năm tại chợ Kim Giang (Hoàng Mai) ra cam kết với khách hàng, chị T.N cho biết: “Chị bán ở đây lâu rồi, sao dám tuồn hàng kém chất lượng, thế thì ai thèm mua, chảo này nhập ngoại, chống dính cả chục năm luôn, em dùng là biết, chả độc hại gì đâu mà lo”.
Các mặt hàng trôi nổi nhiều, cộng thêm tâm lý chủ quan, ham mua đồ rẻ, nhiều người mua đồ nấu ăn một cách chóng vánh, chỉ quan tâm độ bền của chất chống dính mà không tìm hiểu chúng gây độc trong hoàn cảnh nào và dùng sao để tránh nhiễm bệnh.
3. Nhiễm độc chất chống dính do đâu?
Tiến sĩ La Thế Vinh, khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết: Chất chống dính PFoA và PTFE cho đồ gia dụng có thể chịu nhiệt nhưng không bền, dễ mòn và trầy xước. Khi gặp dầu mỡ nóng, chất trên bề mặt chảo kém chất lượng dễ dàng bị phân hủy, lẫn vào thức ăn gây hại cho người dùng.
Điều này còn trở nên nguy hiểm hơn khi người tiêu dùng mua phải loại chảo chống dính không thương hiệu, không có giấy kiểm định an toàn, khi dùng có thể phát sinh ra khói độc gây ho, tức ngực, khó thở.
Kỹ sư Tống Kim Ty, Phó giám đốc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Bến Thành (TP HCM) cho biết: Tùy theo hợp chất chống dính mà ta có các sản phẩm với chất lượng khác nhau. Loại tốt phủ hợp chất chống dính dày tối thiểu là 3 mm, ép thành vân hình song song hay ca rô, chịu nhiệt và ma sát cao. Người mua nên tìm hiểu các thông tin này qua người bán hàng hoặc hướng dẫn sử dụng.
Ngoài ra, thói quen cọ rửa đồ chống dính bằng giẻ sắt vô tình gây ra các vết trày xước, khiến thức ăn bám lại trong lòng nồi, chảo… tạo môi trường cho vi khuẩn gây bệnh có thể xâm nhập.
Lớp chống dính của sản phẩm kém chất lượng khi gặp chất mặn chua của gia vị, thức ăn sẽ gây ra hiện tượng oxy hóa, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
4. Tiêu dùng thông minh, tránh mua hàng rởm
Người tiêu dùng nên mua nồi, chảo… tại các cửa hàng uy tín hoặc siêu thị, có địa chỉ nhà cung cấp rõ ràng, hướng dẫn sử dụng, thời gian bảo hành cụ thể.
Vệ sinh chảo chống dính bằng giẻ mềm, khi thấy lớp phủ bề mặt bị bong, không nên tiếp tục sử dụng. Nấu ăn với lượng nhiệt vừa phải, không quá nóng, dùng các đồ bằng gỗ để đảo thức ăn thay cho đồ bằng sắt hoặc inox.
Theo kinh nghiệm của bác Nguyễn Văn Thành (Cổ Nhuế) – đầu bếp khách sạn lâu năm: Chảo mới nên rửa sạch và đun nước sôi để khử mùi, giữ được lớp chống dính bền hơn. Ngoài ra, không nên để bất cứ đồ chống dính nào trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu, sẽ làm cho lớp phủ bề mặt dễ bị bong, tạo khói có mùi khó chịu.