Công ty phân phối không phải là tác nhân chính gây ra vấn đề. Một báo cáo mới đây giải thích lý do tại sao và làm thế nào mà chiếc iPhone phải đi một quãng đường dài như vậy trước khi chính thức hoạt động trong tay khách hàng.
|
Một quãng đường di chuyển rất dài đã được thực hiện trước khi tạo ra một iPhone hoàn chỉnh như hiện nay
|
Nhìn vào hoạt động hậu cần khổng lồ đằng sau iPhone, tờ Wired gần đây kết luận rằng các bộ phận cần thiết để tạo ra một chiếc iPhone đã phải đi du lịch trong khoảng cách khoảng nửa triệu dặm, tương đương với hơn 800.000 km. Có rất nhiều các thành phần có nguồn gốc từ một loạt nhà sản xuất thành phần mong trở thành một đối tác cung cấp của Apple.
Theo Wired, có ít nhất 20 nhà cung cấp chính cho các bộ phận iPhone, đặt ở ba châu lục và hai hòn đảo (Nhật Bản và Đài Loan) chịu trách nhiệm tạo ra thành phần cho iPhone.
“Sự phức tạp trong khâu vận chuyển được phóng đại hơn nữa vì nhiều thành phần không di chuyển theo con đường đơn giản từ nhà cung cấp đến bộ phận lắp ráp cuối cùng. Một số phải đi xung quanh thế giới từ nước này sang nước khác trước khi được nối với nhau để tạo ra một thành phần mới, và thành phần này lại phải di chuyển đến các nơi khác trên thế giới trước khi được đặt vào sản phẩm hoàn chỉnh như iPhone”, tờ Wired nói thêm.
Đó chính là lý do vì sao các thành phần của iPhone đã phải đi du lịch hơn 12 lần xung quanh Trái đất trước khi đến tay người sử dụng để làm việc như hiện nay.
Chẳng hạn như với nút Home, một thành phần quan trọng của iPhone vốn đóng gói với một loạt chức năng. Tờ Wired giải thích rằng, hành trình của nó bắt đầu từ Trung Quốc, nơi tấm sapphire được gắn vào. Sau đó, tấm này được di chuyển quãng đường gần 900 km để đến một nhà cung cấp thành phần khác ở Trung Quốc, sau đó đi quãng đường khoảng 1.600 km đến Đài Loan để lắp ráp thành một gói sapphire + kim loại.
|
Các thành phần trên iPhone 6S được thực hiện bởi một loạt công ty đối tác trên khắp thế giới
|
Tiếp tục, gói sapphire + kim loại được kết hợp với một chip điều khiển nhập từ Thượng Hải sau một cuộc hành trính dài khoảng 950 km. Cảm biến Touch ID được nhúng trong nút Home trước khi được vận chuyển đến châu Âu với quãng đường dài 8.000 km để lắp thêm các thành phần khác. Xong xuôi, nó lại phải chuyển đến nhà cung cấp thành phần khác của Nhật Bản và Trung Quốc trong quãng đường 2.400 km và 950 km tương ứng. Xong, một tấm mạch trên nút Home cũng được thêm vào khi nó được chuyển đến một bộ phận khác ở Đài Loan.
Tất cả những bộ phận này sau đó được gửi đến quãng đường dài 2.400 km đến Nhật Bản, nơi một nhà máy của Sharp thực hiện hàn laser chúng thành một mô-đun Touch ID. Xong, chúng di chuyển thêm quãng đường 2.100 km để đến với nhà máy lắp ráp Foxconn, nơi nó được đặt trên một khung iPhone.
Tổng cộng, bản thân nút Home đã di chuyển quãng đường gần 20.000 km trước khi đến nơi iPhone được lắp ráp. Tương tự như vậy, tất cả các thành phần khác của iPhone được lắp ráp trước khi Foxconn đặt chúng vào một iPhone.