Trong thực tế, khi lướt web, người dùng có thể gặp những vấn đề đơn giản như nhiễm virus, hoặc phức tạp như lộ thông tin bảo mật cá nhân dẫn đến hệ quả nghiêm trọng như bị lợi dụng thông tin để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, thông tin... từ quá trình lướt web, tham gia mạng xã hội… Đơn giản hơn, thông tin bị lộ có thể khiến người dùng đau đầu với các thư rác, quảng cáo spam trong email.
Một kẽ hở thường thấy trong khi truy cập Internet chính là địa chỉ IP và những cookies được ghi lại.
Thông thường IP và cookies sẽ không cho biết bạn là ai do những điều khoản cam kết nghiêm ngặt của các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) song điều đó không có nghĩa là bạn đã an toàn. Khi những dữ liệu này được liên kết với lược sử duyệt web của bạn, sẽ thật dễ dàng để truy ra các thông tin khác như email, tài khoản ngân hàng, thậm chí địa chỉ nhà nếu bạn có sử dụng công cụ bản đồ. Người dùng có thể tự mình đánh giá được quy mô và tác hại của điều này khi họ biết các dịch vụ như Google lưu trữ lược sử truy nhập trong thời gian lên tới 9 tháng hay MSN lưu trữ tới 18 tháng. Thật may mắn, điều này có thể được ngăn chặn hữu hiệu bằng cách sử dụng các server dịch vụ cung cấp proxy nặc danh. Các máy chủ này sẽ đóng vai trò trung gian truyền tải giữa máy tính của bạn và mạng internet. Các máy chủ cung cấp proxy nặc danh sẽ xóa đi thông tin về IP của bạn và thay bằng một bộ IP ảo mà nó tạo ra. Thêm vào đó, các máy chủ này còn lọc thông tin, bỏ đi những mã có khả năng đánh cắp thông tin khi trước khi gửi thông tin trên internet về máy tính. Người dùng có thể sử dụng một số máy chủ thuộc dạng này như Proxify, Anonymouse, Anonymizer hay Ninja Cloak. Tất cả những gì người dùng phải làm là nhập URL vào khung địa chỉ riêng biệt và chờ thông tin gửi về. Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là tốc độ duyệt web sẽ chậm hơn do phải xử lý qua nhiều công đoạn và thông tin gửi về có thể bị lỗi do các server đã bớt đi một số thành phần bị nghi ngờ. Thêm vào đó còn có nguy cơ đến từ các server proxy giả mạo do chính hacker lập ra để lừa những người dùng thiếu kinh nghiệm. Một phương pháp đơn giản hơn mỗi người đều có thể tự mình làm là thiết lập chế độ riêng tư trên chính trình duyệt của mình bằng tùy chọn chặn pop-up, cookies hay ngăn chặn theo dõi riêng tư. Nếu không muốn cài đặt quá phức tạp, người dùng còn có thể lựa chọn chế độ Duyệt web riêng tư được cung cấp bởi hầu hết các trình duyệt phổ biến hiện nay. Ngoài ra người dùng cũng có thể tải về các trình duyệt nổi tiếng như Tor Browser hay SecuBrowser giúp lướt web nặc danh.
Trong thực tế, khi lướt web, người dùng có thể gặp những vấn đề đơn giản như nhiễm virus, hoặc phức tạp như lộ thông tin bảo mật cá nhân dẫn đến hệ quả nghiêm trọng như bị lợi dụng thông tin để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, thông tin... từ quá trình lướt web, tham gia mạng xã hội…
Đơn giản hơn, thông tin bị lộ có thể khiến người dùng đau đầu với các thư rác, quảng cáo spam trong email.
Một kẽ hở thường thấy trong khi truy cập Internet chính là địa chỉ IP và những cookies được ghi lại.
Thông thường IP và cookies sẽ không cho biết bạn là ai do những điều khoản cam kết nghiêm ngặt của các nhà cung cấp dịch vụ mạng (ISP) song điều đó không có nghĩa là bạn đã an toàn. Khi những dữ liệu này được liên kết với lược sử duyệt web của bạn, sẽ thật dễ dàng để truy ra các thông tin khác như email, tài khoản ngân hàng, thậm chí địa chỉ nhà nếu bạn có sử dụng công cụ bản đồ.
Người dùng có thể tự mình đánh giá được quy mô và tác hại của điều này khi họ biết các dịch vụ như Google lưu trữ lược sử truy nhập trong thời gian lên tới 9 tháng hay MSN lưu trữ tới 18 tháng.
Thật may mắn, điều này có thể được ngăn chặn hữu hiệu bằng cách sử dụng các server dịch vụ cung cấp proxy nặc danh. Các máy chủ này sẽ đóng vai trò trung gian truyền tải giữa máy tính của bạn và mạng internet.
Các máy chủ cung cấp proxy nặc danh sẽ xóa đi thông tin về IP của bạn và thay bằng một bộ IP ảo mà nó tạo ra. Thêm vào đó, các máy chủ này còn lọc thông tin, bỏ đi những mã có khả năng đánh cắp thông tin khi trước khi gửi thông tin trên internet về máy tính.
Người dùng có thể sử dụng một số máy chủ thuộc dạng này như Proxify, Anonymouse, Anonymizer hay Ninja Cloak. Tất cả những gì người dùng phải làm là nhập URL vào khung địa chỉ riêng biệt và chờ thông tin gửi về.
Tuy nhiên, nhược điểm của cách làm này là tốc độ duyệt web sẽ chậm hơn do phải xử lý qua nhiều công đoạn và thông tin gửi về có thể bị lỗi do các server đã bớt đi một số thành phần bị nghi ngờ. Thêm vào đó còn có nguy cơ đến từ các server proxy giả mạo do chính hacker lập ra để lừa những người dùng thiếu kinh nghiệm.
Một phương pháp đơn giản hơn mỗi người đều có thể tự mình làm là thiết lập chế độ riêng tư trên chính trình duyệt của mình bằng tùy chọn chặn pop-up, cookies hay ngăn chặn theo dõi riêng tư. Nếu không muốn cài đặt quá phức tạp, người dùng còn có thể lựa chọn chế độ Duyệt web riêng tư được cung cấp bởi hầu hết các trình duyệt phổ biến hiện nay.
Ngoài ra người dùng cũng có thể tải về các trình duyệt nổi tiếng như Tor Browser hay SecuBrowser giúp lướt web nặc danh.