Theo Bà Trần Vũ Diễm Hằng, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh trong những ngày nhiều mây, mưa, hệ thống điện mặt trời mái nhà vẫn hoà lưới vẫn hoạt động liên tục nhưng khi cường độ bức xạ mặt trời giảm thì sản lượng điện tạo ra cũng giảm. Tuy nhiên, các thiết bị điện sinh hoạt và sản xuất vẫn hoạt động ổn định, liên tục nhờ sự bổ sung của điện lưới khi cần thiết.Liên quan đến vấn đề gây ô nhiễm của điện mặt trời mái nhà, bà Trần Vũ Diễm Hằng giải thích, tấm quang điện có cấu tạo gồm khung nhôm, kính cường lực, lớp nhựa trong chịu nhiệt, lớp tế bào quang điện, lớp nhựa đệm, lớp chống bụi, nước, lớp đấu nối.Như vậy, hệ thống điện mặt trời mái nhà, ngoài khung nhôm và hộp đấu nối, tấm quang điện thường có 5 lớp. Trong số 5 lớp này, chỉ có lớp tế bào quang điện, dày khoảng 0,2mm, là có thể chứa những chất có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Còn những lớp khác là những vật liệu thông thường sử dụng hàng ngày là kính, nhựa, nhôm, không chứa chất độc hại.Tấm tế bào quang điện nằm ở giữa, các lớp nhựa và kính bao quanh để bảo vệ lớp tế bào quang điện khỏi tác động ngoại lực và không cho nước và chất khí thấm vào bên trong, làm hỏng tế bào quang điện.Khi vận hành, nước và không khí chỉ tiếp xúc với kính, nhựa và nhôm. Như vậy, khi sử dụng, tấm quang điện không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tấm quang điện khi hết hạn sử dụng sẽ được thu gom và tái chế như một số nước đã làm.Liên quan đến việc điện không dùng hết, bà Trần Vũ Diễm Hằng cho biết, có thể bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN thực hiện thanh toán lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện quốc gia theo giá mua điện là 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 UScent/kWh).Mức giá mua này đang cao hơn mức giá bán lẻ điện bình quân của EVN đến khách hàng, đây là cơ chế ưu đãi để khuyến khích khách hàng đầu tư lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà. Để khuyến khích các chủ đầu tư lắp đặt điện mặt trời có nhu cầu bán điện lên lưới điện, EVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục đơn giản trong tiếp nhận, đấu nối hệ thống điện mặt trời, lắp đặt công tơ đo đếm hai chiều ghi nhận sản lượng phát lên lưới.Mời độc giả xem video: Đến nhà bạn trộm hơn 100 triệu đồng. Nguồn: VTV TSTC.
Theo Bà Trần Vũ Diễm Hằng, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh trong những ngày nhiều mây, mưa, hệ thống điện mặt trời mái nhà vẫn hoà lưới vẫn hoạt động liên tục nhưng khi cường độ bức xạ mặt trời giảm thì sản lượng điện tạo ra cũng giảm. Tuy nhiên, các thiết bị điện sinh hoạt và sản xuất vẫn hoạt động ổn định, liên tục nhờ sự bổ sung của điện lưới khi cần thiết.
Liên quan đến vấn đề gây ô nhiễm của điện mặt trời mái nhà, bà Trần Vũ Diễm Hằng giải thích, tấm quang điện có cấu tạo gồm khung nhôm, kính cường lực, lớp nhựa trong chịu nhiệt, lớp tế bào quang điện, lớp nhựa đệm, lớp chống bụi, nước, lớp đấu nối.
Như vậy, hệ thống điện mặt trời mái nhà, ngoài khung nhôm và hộp đấu nối, tấm quang điện thường có 5 lớp. Trong số 5 lớp này, chỉ có lớp tế bào quang điện, dày khoảng 0,2mm, là có thể chứa những chất có thể gây ra ô nhiễm môi trường. Còn những lớp khác là những vật liệu thông thường sử dụng hàng ngày là kính, nhựa, nhôm, không chứa chất độc hại.
Tấm tế bào quang điện nằm ở giữa, các lớp nhựa và kính bao quanh để bảo vệ lớp tế bào quang điện khỏi tác động ngoại lực và không cho nước và chất khí thấm vào bên trong, làm hỏng tế bào quang điện.
Khi vận hành, nước và không khí chỉ tiếp xúc với kính, nhựa và nhôm. Như vậy, khi sử dụng, tấm quang điện không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tấm quang điện khi hết hạn sử dụng sẽ được thu gom và tái chế như một số nước đã làm.
Liên quan đến việc điện không dùng hết, bà Trần Vũ Diễm Hằng cho biết, có thể bán lại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN thực hiện thanh toán lượng điện năng từ hệ thống điện mặt trời mái nhà phát lên lưới điện quốc gia theo giá mua điện là 1.943 đồng/kWh (tương đương 8,38 UScent/kWh).
Mức giá mua này đang cao hơn mức giá bán lẻ điện bình quân của EVN đến khách hàng, đây là cơ chế ưu đãi để khuyến khích khách hàng đầu tư lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà.
Để khuyến khích các chủ đầu tư lắp đặt điện mặt trời có nhu cầu bán điện lên lưới điện, EVN đã chỉ đạo các đơn vị thành viên tạo điều kiện hỗ trợ thủ tục đơn giản trong tiếp nhận, đấu nối hệ thống điện mặt trời, lắp đặt công tơ đo đếm hai chiều ghi nhận sản lượng phát lên lưới.
Mời độc giả xem video: Đến nhà bạn trộm hơn 100 triệu đồng. Nguồn: VTV TSTC.