Các nhà khoa học vừa tìm thấy trứng sán máng
ký sinh trùng Schistosoma được biết đến sớm nhất từng tấn công hơn 200 triệu người trên toàn thế giới trong một bộ xương 6,200 năm tuổi.
Các nhà khảo cổ phát hiện quả trứng ký sinh trùng gần xương chậu một bộ xương trẻ em trong ngôi mộ tại bờ sông Euphrates, Tell Zeidan ở Syria, quốc gia từng là nơi bệnh sán máng rất phổ biến. Theo các nhà khoa học, hệ thống tưới tiêu nhân tạo nông nghiệp ở Trung Đông chính là con đường chính để bệnh sán máng phát triển, công nghệ nước mới như đập và kênh tưới nước mở ở châu Phi đã nhanh chóng trở thành thuộc địa của ốc nước ngọt để bệnh sán máng chiếm giữ, do con người thường xuyên phải lội trong nước (điều kiện lý tưởng cho các ký sinh trùng nhảy vào con người).
|
Ký sinh trùng Schistosoma gây bệnh sán máng. |
Tiến sĩ khoa học Mitchell cho biết: "Ký sinh trùng Schistosoma có phần chu kỳ sống trong ốc nước và lây lan sang người lội trong các hệ thống thủy lợi cây trồng”. Như vậy, nước ngọt trong sông, hồ có thể bị ô nhiễm bởi các hình thức lây nhiễm của
ký sinh trùng được gọi là Schistosoma. Con người có thể bị nhiễm ký sinh trùng này nếu da tiếp xúc với nước ngọt bị ô nhiễm.
Bệnh sán máng (hay có tên bilharzias hoặc sốt ốc), là một căn bệnh do giun dẹp ký sinh trùng trong các loại ốc nước ngọt, có thể gây thiếu máu, suy thận và ung thư bàng quang ở người thậm chí dẫn tới vô sinh. Bệnh phổ biến nhất ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, đặc biệt trong cộng đồng dân cư nghèo không có hệ thống vệ sinh đầy đủ và sử dụng nguồn nước không an toàn. Khi bị nhiễm, ký sinh trùng có thể phát triển thành
giun trưởng thành sống trong các mạch máu của cơ thể. Giun cái sản xuất trứng trong các mạch máu làm một số trứng đi vào bàng quang hoặc ruột rồi đi qua nước tiểu, phân.
Nhóm nhà khoa học đang nghiên cứu ký sinh trùng cổ đại để tìm ra các dấu hiệu của bệnh sán máng, tạo ra các công nghệ vệ sinh sớm để tránh sự lây lan của ký sinh trùng.