CooTek vốn là một trong những nhà phát triển ứng dụng phần mềm lớn nhất Trung Quốc. Công ty này có hàng trăm ứng dụng được phát hành trên Play Store của Google. Đình đám nhất trong số đó chính là app bàn phím TouchPal. Thậm chí, TouchPal còn được chọn làm công cụ nhập liệu mặc định trên các thiết bị của Huawei, OPPO, HTC, ZTE…“Tử huyệt” của ứng dụng TouchPal chính là việc dành ra một diện tích hiển thị giữa màn hình để chèn vào các quảng cáo. Điều này không những làm xao nhãng, khiến người dùng phân tâm, mà còn khiến họ khó chịu vì bị che mất một phần màn hình. Phiền phức hơn nữa, người dùng gần như khó có thể tắt được các quảng cáo này.Theo thống kê điều tra, có tới 238 ứng dụng của CooTek bị phát hiện chứa những đoạn mã nguồn quảng cáo nguy hiểm. Con adware được đặt tên BeiTaAd (BeiTaPlugin). Nó có khả năng tự động kích hoạt quảng cáo quấy rối, dù ứng dụng không hề được mở hay chạy ngầm. Thậm chí, nó có thể hoạt động tốt khi thiết bị đã khóa màn hình và đang ở trạng thái nghỉ.Một khi đã lọt được vào điện thoại của người dùng, những con BeiTaAd này sẽ liên tục spam quảng cáo, đến mức thiết bị không thể sử dụng được. Rất nhiều người đã phàn này về việc không thể thao tác trượt màn hình để nhận cuộc gọi, hay mở các ứng dụng khác.Ngay khi vướng phải lùm xùm spam quảng cáo hồi tháng 6 vừa rồi, đại diện CooTek đã lên tiếng xin lỗi công khai và cho biết, đã cập nhật các ứng dụng này, gỡ bỏ các plug-in khỏi mã nguồn. Google sau đó, đã xác nhận chúng đã an toàn và cho phép CooTek phát hành lại các ứng dụng này trên Play Store.Tuy nhiên lần này, Google lại phát hiện, CooTek vẫn cố tình giữ lại các đoạn mã nguồn cũ hoặc thậm chí còn bổ sung thêm các đoạn mã mới, trên 58 ứng dụng của hãng, để có thể tiếp tục spam quảng cáo, làm phiền người dùng. Dù plug-in BeiTaAd đã bị gỡ nhưng quảng cáo vẫn còn.Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 60 ứng dụng của CooTek đã bị gỡ bỏ khỏi Play Store. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh thu từ hoạt động quảng cáo Google AdMob của hãng. Hệ quả kéo theo là việc CooTek không thể tiếp cận tới người dùng mới. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các ứng dụng này vẫn chạy bình thường trên các thiết bị đã được cài đặt.Đây là nhà phát triển ứng dụng lớn thứ hai của đất nước tỷ dân, bị Google thẳng tay trừng trị chỉ trong vòng 3 tháng gần đây. Trước đó, nhà phát triển DO Global cũng bị Google áp lệnh cấm do hoạt động quảng cáo giả mạo. DO vốn rất danh tiếng, với một loạt con đẻ, như: ES File Manager, Photo Wonders, Battery Life…Hồi năm ngoái, Google cũng đã tiến hành gỡ hàng loạt các ứng dụng của Cheetah Mobile (Clean Master, CM Launcher…) và Kika Tech (Kika Keyboard) cũng vì lý do dính líu tới một đường dây quảng cáo giả mạo.Video Cách gỡ bỏ ứng dụng cứng đầu trên điện thoại android - Nguồn:
Nguyễn Tuấn Anh@Youtube
CooTek vốn là một trong những nhà phát triển ứng dụng phần mềm lớn nhất Trung Quốc. Công ty này có hàng trăm ứng dụng được phát hành trên Play Store của Google. Đình đám nhất trong số đó chính là app bàn phím TouchPal. Thậm chí, TouchPal còn được chọn làm công cụ nhập liệu mặc định trên các thiết bị của Huawei, OPPO, HTC, ZTE…
“Tử huyệt” của ứng dụng TouchPal chính là việc dành ra một diện tích hiển thị giữa màn hình để chèn vào các quảng cáo. Điều này không những làm xao nhãng, khiến người dùng phân tâm, mà còn khiến họ khó chịu vì bị che mất một phần màn hình. Phiền phức hơn nữa, người dùng gần như khó có thể tắt được các quảng cáo này.
Theo thống kê điều tra, có tới 238 ứng dụng của CooTek bị phát hiện chứa những đoạn mã nguồn quảng cáo nguy hiểm. Con adware được đặt tên BeiTaAd (BeiTaPlugin). Nó có khả năng tự động kích hoạt quảng cáo quấy rối, dù ứng dụng không hề được mở hay chạy ngầm. Thậm chí, nó có thể hoạt động tốt khi thiết bị đã khóa màn hình và đang ở trạng thái nghỉ.
Một khi đã lọt được vào điện thoại của người dùng, những con BeiTaAd này sẽ liên tục spam quảng cáo, đến mức thiết bị không thể sử dụng được. Rất nhiều người đã phàn này về việc không thể thao tác trượt màn hình để nhận cuộc gọi, hay mở các ứng dụng khác.
Ngay khi vướng phải lùm xùm spam quảng cáo hồi tháng 6 vừa rồi, đại diện CooTek đã lên tiếng xin lỗi công khai và cho biết, đã cập nhật các ứng dụng này, gỡ bỏ các plug-in khỏi mã nguồn. Google sau đó, đã xác nhận chúng đã an toàn và cho phép CooTek phát hành lại các ứng dụng này trên Play Store.
Tuy nhiên lần này, Google lại phát hiện, CooTek vẫn cố tình giữ lại các đoạn mã nguồn cũ hoặc thậm chí còn bổ sung thêm các đoạn mã mới, trên 58 ứng dụng của hãng, để có thể tiếp tục spam quảng cáo, làm phiền người dùng. Dù plug-in BeiTaAd đã bị gỡ nhưng quảng cáo vẫn còn.
Tính tới thời điểm hiện tại, hơn 60 ứng dụng của CooTek đã bị gỡ bỏ khỏi Play Store. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh thu từ hoạt động quảng cáo Google AdMob của hãng. Hệ quả kéo theo là việc CooTek không thể tiếp cận tới người dùng mới. Tuy nhiên, mọi hoạt động của các ứng dụng này vẫn chạy bình thường trên các thiết bị đã được cài đặt.
Đây là nhà phát triển ứng dụng lớn thứ hai của đất nước tỷ dân, bị Google thẳng tay trừng trị chỉ trong vòng 3 tháng gần đây. Trước đó, nhà phát triển DO Global cũng bị Google áp lệnh cấm do hoạt động quảng cáo giả mạo. DO vốn rất danh tiếng, với một loạt con đẻ, như: ES File Manager, Photo Wonders, Battery Life…
Hồi năm ngoái, Google cũng đã tiến hành gỡ hàng loạt các ứng dụng của Cheetah Mobile (Clean Master, CM Launcher…) và Kika Tech (Kika Keyboard) cũng vì lý do dính líu tới một đường dây quảng cáo giả mạo.
Video Cách gỡ bỏ ứng dụng cứng đầu trên điện thoại android - Nguồn:
Nguyễn Tuấn Anh@Youtube