Việc các vi mạch gián điệp được tìm thấy trong thiết bị gia dụng Trung Quốc không còn quá mới mẻ, nó đã được cảnh báo rộng rãi, và mối đe dọa bảo mật vẫn đang lởn vởn quanh chúng ta mỗi giây, mỗi phút. Loại chip từng được phát hiện trong ấm nước, bàn là xuất xứ Trung Quốc, và các đài truyền thông Nga đưa tin cảnh báo rộng rãi là baseband WiFi/3G, có kích thước rất nhỏ. Theo đánh giá của chuyên gia an ninh mạng, việc gắn chip lên các đồ gia dụng là hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí các chip còn có tuổi thọ cao hơn khi được gắn lên các đồ gia dụng như ấm nước, bàn là. Ấm nước, bàn là vốn là những vật dụng chỉ sử dụng được khi cắm điện, và khi cắm điện, nó sẽ truyền nguồn năng lượng và duy trì nguồn năng lượng để "nuôi" các con chip gián điệp, do đó con chip sẽ có tuổi thọ cao hơn. Chip gián điệp siêu mỏng thường được cấy tinh vi lên vị trí tay cầm hoặc phần đế của ấm nước, bàn là, những nơi ít nhận nhiệt độ nhất. Các chip thường có khả năng khai thác mạng Wi-Fi không cài mật khẩu, 3G hoặc sóng radio ở phạm vi lên tới 200m, sau đó phát tán malware và gửi dữ liệu tới máy chủ nước ngoài. Con chip sẽ dò access point của các router WiFi công cộng không cài password để kết nối, sau đó nó sẽ tiếp tục lấy thông tin từ các thiết bị khác đang kết nối chung với mạng WiFi (sniff). Thực tế, để phát hiện những con chip này khá khó, vì chip baseband WiFi/3G có kích thước rất nhỏ, ngay cả khi nó được gắn thêm các thiết bị PCB Transformer (thiết bị dùng để chuyển đổi đổi nguồn điện 220v) thì cũng chỉ nặng khoảng vài gram. Người tiêu dùng bình thường rất khó để nhận biết chip gián điệp, ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng gặp khó khăn khi lượng hàng có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn trôi nổi rất lớn trên thị trường.
Việc các vi mạch gián điệp được tìm thấy trong thiết bị gia dụng Trung Quốc không còn quá mới mẻ, nó đã được cảnh báo rộng rãi, và mối đe dọa bảo mật vẫn đang lởn vởn quanh chúng ta mỗi giây, mỗi phút.
Loại chip từng được phát hiện trong ấm nước, bàn là xuất xứ Trung Quốc, và các đài truyền thông Nga đưa tin cảnh báo rộng rãi là baseband WiFi/3G, có kích thước rất nhỏ.
Theo đánh giá của chuyên gia an ninh mạng, việc gắn chip lên các đồ gia dụng là hoàn toàn có thể xảy ra, thậm chí các chip còn có tuổi thọ cao hơn khi được gắn lên các đồ gia dụng như ấm nước, bàn là.
Ấm nước, bàn là vốn là những vật dụng chỉ sử dụng được khi cắm điện, và khi cắm điện, nó sẽ truyền nguồn năng lượng và duy trì nguồn năng lượng để "nuôi" các con chip gián điệp, do đó con chip sẽ có tuổi thọ cao hơn.
Chip gián điệp siêu mỏng thường được cấy tinh vi lên vị trí tay cầm hoặc phần đế của ấm nước, bàn là, những nơi ít nhận nhiệt độ nhất.
Các chip thường có khả năng khai thác mạng Wi-Fi không cài mật khẩu, 3G hoặc sóng radio ở phạm vi lên tới 200m, sau đó phát tán malware và gửi dữ liệu tới máy chủ nước ngoài.
Con chip sẽ dò access point của các router WiFi công cộng không cài password để kết nối, sau đó nó sẽ tiếp tục lấy thông tin từ các thiết bị khác đang kết nối chung với mạng WiFi (sniff).
Thực tế, để phát hiện những con chip này khá khó, vì chip baseband WiFi/3G có kích thước rất nhỏ, ngay cả khi nó được gắn thêm các thiết bị PCB Transformer (thiết bị dùng để chuyển đổi đổi nguồn điện 220v) thì cũng chỉ nặng khoảng vài gram.
Người tiêu dùng bình thường rất khó để nhận biết chip gián điệp, ngoài ra, các lực lượng chức năng cũng gặp khó khăn khi lượng hàng có xuất xứ từ Trung Quốc vẫn trôi nổi rất lớn trên thị trường.