1. Máy phát điện. Máy phát điện rất hữu ích khi mất điện tạm thời, nhưng nó cũng có thể tạo ra những nguy hại. Khí carbon monoxide (khí CO) của động cơ máy có thểgây ngộ độc. Khi được sử dụng trong một không gian nhỏ, hẹp, kín khí, máy có thể tạo ra lượng lớn khí CO trong vài phút, khi hít khí này nhiều, bạn sẽ đau đầu, chóng mặt, khó thở và thậm chí bị ngất. Ngoài ra, máy phát điện tiềm ẩn nguy cơ sốc điện, điện giật hoặc cháy nổ. 2. Bóng đèn huỳnh quang. Bóng đèn có chứa lượng thủy ngân rất độc. Trường hợp bóng đèn huỳnh quang bị rạn, nứt vỡ, thủy ngân thoát ra ngoài, nếu chạm tay hoặc hít phải khí này sẽ ảnh hưởng đến da và hệ hô hấp. Vì vậy, nếu bóng vỡ, cần đeo găng tay khi thu dọn, mở cửa phòng cho thoáng khí. 3. Tivi. Theo TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học (Đại học KHTN Hà Nội): Thủy ngân có trong màn hình ti vi có thể gây độc. Hơn nữa, khi các giắc cắm của ti vi dính hơi ẩm, chất độc hại như cadmium và chì trong các bo mạch; oxít chì, bụi kim loại thoát ra ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc có thể gây kích ứng da. 4. Ắc quy. Ắc quy sạc thường được sử dụng kèm với bộ kích điện hoặc các thiết bị điện trong nhà. Nguy hiểm có thể xảy ra khi vỏ ắc quy gỉ hoặc bị ăn mòn, làm tràn axit và chì, bạn tiếp xúc các chất này có thểđộc hại đối với não, thận, hệ thống sinh sản. Hợp chất chì hấp thụ qua đường ăn uống và thở vô cùng nguy hiểm. 5. Lò vi sóng. Lò vi sóng dùng những sóng điện từ cực ngắn, phát ra từ bộ phận magnetron đặt trong lò kín để làm chín thức ăn. Loại sóng này khá an toàn nếu không lọt ra ngoài. Ngược lại, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bộ phận magnetron không được che chắn bằng các tấm kim loại tốt hoặc lò vi sóng quá cũ khiến bước sóng rò rỉ. 6. Bộ phát Wi-Fi. Bạn sử dụng bộ phát Wi-Fi vì có thể truy cập mạng tiện lợi. Tuy nhiên, ngồi cạnh cục phát Wi-Fi trong bán kính gần hơn 50cm rất dễ bị mệt mỏi, đau đầu, tinh thần làm việc không tốt, có trường hợp bị rối loạn suy nghĩ do sóng điện từ tác động.
Sóng điện từ phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần giữa bạn và thiết bị wifi, cường độ lớn hay nhỏ của sóng từ để có thể tạo ra nguy hiểm hoặc tác động lên sức khỏe. Khoảng cách an toàn giữa bạn và bộ phát wiffi là 1m.
7. Máy tính, laptop. Các nhà khoa học cho rằng, nguồn điện mà màn hình máy vi tính sử dụng là tĩnh điện cao áp, màn huỳnh quang sẽ phát ra các chất độc hại, làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, ngồi lâu trong môi trường máy tính, laptop sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi. 8. Thiết bị phun sương. Các thiết bị tạo ẩm nếu sử dụng không đúng cách sẽ là thủ phạm gây bệnh. Khi nguồn nước tạo ẩm của máy bị nhiễm khuẩn, vô tình được phát tán ra không khí, khiến các bệnh viêm mũi dị ứng, kích ứng da tấn công bạn. 9. Thiết bị điều hòa. Mặt trái của các loại điều hòa không khí trong nhà, trên ô tô, văn phòng... chính là ở sự chênh lệch nhiệt độ do thiết bị này tạo ra, có thể làm khô da, viêm họng, ho... Hơn nữa, máy lànơi thích hợp cho nấm mốc và vi trùng cư ngụ và phát triển, gây các bệnh hen suyễn và dị ứng đường hô hấp.
1. Máy phát điện. Máy phát điện rất hữu ích khi mất điện tạm thời, nhưng nó cũng có thể tạo ra những nguy hại. Khí carbon monoxide (khí CO) của động cơ máy có thểgây ngộ độc. Khi được sử dụng trong một không gian nhỏ, hẹp, kín khí, máy có thể tạo ra lượng lớn khí CO trong vài phút, khi hít khí này nhiều, bạn sẽ đau đầu, chóng mặt, khó thở và thậm chí bị ngất. Ngoài ra, máy phát điện tiềm ẩn nguy cơ sốc điện, điện giật hoặc cháy nổ.
2. Bóng đèn huỳnh quang. Bóng đèn có chứa lượng thủy ngân rất độc. Trường hợp bóng đèn huỳnh quang bị rạn, nứt vỡ, thủy ngân thoát ra ngoài, nếu chạm tay hoặc hít phải khí này sẽ ảnh hưởng đến da và hệ hô hấp. Vì vậy, nếu bóng vỡ, cần đeo găng tay khi thu dọn, mở cửa phòng cho thoáng khí.
3. Tivi. Theo TS Trần Hồng Côn, khoa Hóa học (Đại học KHTN Hà Nội): Thủy ngân có trong màn hình ti vi có thể gây độc. Hơn nữa, khi các giắc cắm của ti vi dính hơi ẩm, chất độc hại như cadmium và chì trong các bo mạch; oxít chì, bụi kim loại thoát ra ảnh hưởng đến hệ hô hấp hoặc có thể gây kích ứng da.
4. Ắc quy. Ắc quy sạc thường được sử dụng kèm với bộ kích điện hoặc các thiết bị điện trong nhà. Nguy hiểm có thể xảy ra khi vỏ ắc quy gỉ hoặc bị ăn mòn, làm tràn axit và chì, bạn tiếp xúc các chất này có thểđộc hại đối với não, thận, hệ thống sinh sản. Hợp chất chì hấp thụ qua đường ăn uống và thở vô cùng nguy hiểm.
5. Lò vi sóng. Lò vi sóng dùng những sóng điện từ cực ngắn, phát ra từ bộ phận magnetron đặt trong lò kín để làm chín thức ăn. Loại sóng này khá an toàn nếu không lọt ra ngoài. Ngược lại, chúng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bộ phận magnetron không được che chắn bằng các tấm kim loại tốt hoặc lò vi sóng quá cũ khiến bước sóng rò rỉ.
6. Bộ phát Wi-Fi. Bạn sử dụng bộ phát Wi-Fi vì có thể truy cập mạng tiện lợi. Tuy nhiên, ngồi cạnh cục phát Wi-Fi trong bán kính gần hơn 50cm rất dễ bị mệt mỏi, đau đầu, tinh thần làm việc không tốt, có trường hợp bị rối loạn suy nghĩ do sóng điện từ tác động.
Sóng điện từ phụ thuộc vào khoảng cách xa hay gần giữa bạn và thiết bị wifi, cường độ lớn hay nhỏ của sóng từ để có thể tạo ra nguy hiểm hoặc tác động lên sức khỏe. Khoảng cách an toàn giữa bạn và bộ phát wiffi là 1m.
7. Máy tính, laptop. Các nhà khoa học cho rằng, nguồn điện mà màn hình máy vi tính sử dụng là tĩnh điện cao áp, màn huỳnh quang sẽ phát ra các chất độc hại, làm giảm sức đề kháng của cơ thể đối với bệnh tật. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, ngồi lâu trong môi trường máy tính, laptop sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi.
8. Thiết bị phun sương. Các thiết bị tạo ẩm nếu sử dụng không đúng cách sẽ là thủ phạm gây bệnh. Khi nguồn nước tạo ẩm của máy bị nhiễm khuẩn, vô tình được phát tán ra không khí, khiến các bệnh viêm mũi dị ứng, kích ứng da tấn công bạn.
9. Thiết bị điều hòa. Mặt trái của các loại điều hòa không khí trong nhà, trên ô tô, văn phòng... chính là ở sự chênh lệch nhiệt độ do thiết bị này tạo ra, có thể làm khô da, viêm họng, ho... Hơn nữa, máy lànơi thích hợp cho nấm mốc và vi trùng cư ngụ và phát triển, gây các bệnh hen suyễn và dị ứng đường hô hấp.