Trong 10 năm qua, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng đã thực hiện cứu hộ được 800 cá thể động vật hoang dã thuộc 46 loài; trong đó, có 20 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam, 25 loài nằm trong danh mục Nghị định 32/NĐ-CP như Voọc, gấu ngựa, rùa hộp trán vàng, cầy vằn bắc, rồng đất…
|
Loài Voọc được bảo tồn trong Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.
|
Ông Đinh Huy Trí, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng cho biết dù trực thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) nhưng hoạt động cứu trợ của đơn vị lại rộng khắp các tỉnh miền Trung.
Hiện nay, điều kiện nhân lực thiếu, kinh phí hạn hẹp, cơ sở hạ tầng chưa tương xứng chính là những khó khăn, trở ngại lớn nhất để đơn vị đẩy mạnh hoạt động cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật.
Trung tâm cứu cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng hiện mới có 2 chuồng nuôi thú lớn, 14 ô chuồng đa năng dùng để tiếp nhận, cứu hộ các loại thú nhỏ, linh trưởng, 1 khu cứu hộ rùa và 1 phòng thú y phục vụ công tác sơ cứu chứ chưa thể tiến hành đại phẫu cho động vật được.
Vì vậy, theo ông Trí, nếu xảy ra tình huống bắt buộc phải cứu hộ động, thực vật với số lượng lớn thì Trung tâm sẽ không đủ khả năng để đáp ứng yêu cầu./