“Công nghệ” vẽ tranh trường phái lập thể bằng trí tuệ nhân tạo

Google News

(Kiến Thức) - Một họa sĩ vẽ tranh bản đồ đã dùng ứng dụng smartphone và các hình ảnh trái đất từ vệ tinh để vẽ tranh trừu tượng theo phong cách những năm 1800.

Câu chuyện bắt đầu khi họa sĩ Bill Morris của công ty phân tích dữ liệu Faraday ở Burlington, Vermont muốn sáng tạo những bức tranh tương tự như các tranh màu nước từ hình ảnh vệ tinh của nghệ sĩ Meredith Scheff-King gần đây ở Mỹ. Không có năng khiếu nghệ thuật nên Morris đã dùng khả năng kỹ thuật điều chỉnh lại mã nguồn ứng dụng smartphone Prisma để tạo ra các hiệu ứng mà mình tìm kiếm.

Bức tranh minh họa trên đầu bài là một ẩn dụ xu hướng về cách mà con người đã thay đổi cảnh quan tự nhiên. Morris đã thay đổi một hình ảnh trái đất từ vệ tinh theo phong cách của Picabia, một họa sĩ lập thể tiên phong cùng thời với danh họa Pablo Picasso. Phông nền đã được xé ra ở mọi kích cỡ rồi được gắn lại với nhau; các đường thẳng trên đường đua ngựa của con người đối lại các vòng tròn và hình cung của tự nhiên, đó là những gì Morris mô tả lại tác phẩm trên blog anh.

“Cong nghe” ve tranh truong phai lap the bang tri tue nhan tao
Một thể hiện nghệ thuật trừu tượng sử dụng hình ảnh vệ tinh các hệ thống trụ tưới nước tại Aruanã, Brazil 

Lập thể là một trào lưu hội họa đầu thế kỷ 20 với ý tưởng chính là phá hủy cấu trúc của các đối tượng thành các đường thẳng và đường cong rồi sắp đặt các đường nét mới trở lại theo một cách khác biệt ít nhiều so với ban đầu.

Để mô phỏng lại phong cách của các họa sĩ, Prisma sử dụng một mạng lưới thần kinh xoắn, một loại trí tuệ nhân tạo có khả năng nhận ra các khuôn mẫu bằng cách bắt chước hệ thống thị giác trong não người.

Dù cảm thấy việc điều chỉnh một vài dòng code không giống như cảm giác đang vẽ một bức tranh nghệ thuật nhưng Morris đã cố gắng làm theo trực giác thẩm mỹ trong mọi lúc. Anh đã chọn mô phỏng phong cách của Picabia và một họa sĩ lập thể ít nổi tiếng hơn là Lyonel Feininger vì họ dùng nhiều màu hơn Picasso. Anh thừa nhận “tôi phát cuồng vì các màu sắc rực rỡ”.

Sau khi thử nghiệm nhiều trường phái khác, Morris cho rằng các bức tranh thu hút nhất là tranh lập thể vì thích cách chúng làm nổi bật tác động con người lên cảnh vật. Anh không nghĩ rằng các bức tranh của mình sẽ có ảnh hưởng lớn trong việc đánh thức nhân loại về các vấn đề môi trường mà chỉ thay đổi một phần nào đó cách nhìn của mọi người.

“Cong nghe” ve tranh truong phai lap the bang tri tue nhan tao-Hinh-2
Cây cối và các tòa nhà cao tầng hòa lẫn vào nhau trong tấm ảnh từ vệ tinh của Sydney (Úc) và diễn dịch lập thể của nó ở bên phải 
“Cong nghe” ve tranh truong phai lap the bang tri tue nhan tao-Hinh-3
Hình ảnh vệ tinh của vùng Luuq, Somalia và phiên bản lập thể của nó bên phải-các đường thẳng của con người nổi bật trước đường cong của một dòng sông

 

Đoàn Hiểu Linh (Theo National Geographic)

>> xem thêm

Bình luận(0)