Ngày càng có nhiều nhận định rằng 1,3 tỷ người dùng Messenger trên thế giới nên suy nghĩ lại và lựa chọn một nền tảng khác nếu không muốn bị theo dõi.Trước đó Facebook đã thừa nhận quét các hình ảnh và liên kết được gửi trên ứng dụng Messenger để đảm bảo điều khoản của công ty, bất kỳ tin nhắn nào không phù hợp với các tiêu chuẩn của Facebook đều bị chặn.Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các cuộc trò chuyện của người dùng đều bị Facebook đọc trộm và thu thập dữ liệu. Không những thế sự riêng tư của người dùng đã bị xâm hại và sử dụng để kiếm lợi nhuận.Những rủi ro về việc bị đánh cắp dữ liệu càng rõ ràng khi nhà nghiên cứu bảo mật Tommy Mysk và Talal Haj Bakry phát hiện ra Messenger lưu giữ các liên kết được gửi giữa người dùng và thậm chí tự động tải xuống tệp đính kèm được gửi giữa người dùng.Hành vi vi phạm quyền riêng tư nghiêm trọng này hiện đã bị buộc phải dừng tại châu Âu, theo luật bảo vệ dữ liệu, nhưng những nơi khác trên thế giới thì không.Dữ liệu người dùng khổng lồ chính là thứ Facebook luôn thèm muốn. Đó là lý do Forbes khuyên những ai đang dùng Messenger nên đổi ngay sang ứng dụng khác.Vấn đề quan trọng nhất của Messenger là thiếu tính năng mã hóa đầu cuối mặc định, điều mà WhatsApp vừa nhấn mạnh trong bản cập nhật cho tất cả người dùng.Bên cạnh đó, một thực tế đáng buồn là lưu lượng truy cập Messenger vẫn đang tăng lên, bất chấp phản ứng dữ dội về vi phạm quyền riêng tư và việc thu thập dữ liệu đáng báo động.Mark Zuckerberg đã từng hứa hẹn rằng Messenger sẽ có tính năng mã hóa đầu cuối. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bất kỳ động thái nào mà chỉ xoa dịu đó là "hướng mà chúng tôi đang nhắm tới cho Messenger".Mới đây, Hiếu PC cũng đã lên tiếng cảnh báo người dùng nên từ bỏ Messenger và chuyển sang những ứng dụng nhắn tin an toàn hơn như Whatsapp, Telegram, Viber, Signal.Bên cạnh đó, anh chàng cũng cho biết: "Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại".Như ứng dụng nhắn tin WhatsApp - cũng thuộc sở hữu của Facebook, ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai, kể cả Facebook, có thể biết được nội dung tin nhắn.Mời các bạn xem video: Phạt tiền vì đăng tin sai sự thật trên Facebook. Nguồn: VTV
Ngày càng có nhiều nhận định rằng 1,3 tỷ người dùng Messenger trên thế giới nên suy nghĩ lại và lựa chọn một nền tảng khác nếu không muốn bị theo dõi.
Trước đó Facebook đã thừa nhận quét các hình ảnh và liên kết được gửi trên ứng dụng Messenger để đảm bảo điều khoản của công ty, bất kỳ tin nhắn nào không phù hợp với các tiêu chuẩn của Facebook đều bị chặn.
Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả các cuộc trò chuyện của người dùng đều bị Facebook đọc trộm và thu thập dữ liệu. Không những thế sự riêng tư của người dùng đã bị xâm hại và sử dụng để kiếm lợi nhuận.
Những rủi ro về việc bị đánh cắp dữ liệu càng rõ ràng khi nhà nghiên cứu bảo mật Tommy Mysk và Talal Haj Bakry phát hiện ra Messenger lưu giữ các liên kết được gửi giữa người dùng và thậm chí tự động tải xuống tệp đính kèm được gửi giữa người dùng.
Hành vi vi phạm quyền riêng tư nghiêm trọng này hiện đã bị buộc phải dừng tại châu Âu, theo luật bảo vệ dữ liệu, nhưng những nơi khác trên thế giới thì không.
Dữ liệu người dùng khổng lồ chính là thứ Facebook luôn thèm muốn. Đó là lý do Forbes khuyên những ai đang dùng Messenger nên đổi ngay sang ứng dụng khác.
Vấn đề quan trọng nhất của Messenger là thiếu tính năng mã hóa đầu cuối mặc định, điều mà WhatsApp vừa nhấn mạnh trong bản cập nhật cho tất cả người dùng.
Bên cạnh đó, một thực tế đáng buồn là lưu lượng truy cập Messenger vẫn đang tăng lên, bất chấp phản ứng dữ dội về vi phạm quyền riêng tư và việc thu thập dữ liệu đáng báo động.
Mark Zuckerberg đã từng hứa hẹn rằng Messenger sẽ có tính năng mã hóa đầu cuối. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có bất kỳ động thái nào mà chỉ xoa dịu đó là "hướng mà chúng tôi đang nhắm tới cho Messenger".
Mới đây, Hiếu PC cũng đã lên tiếng cảnh báo người dùng nên từ bỏ Messenger và chuyển sang những ứng dụng nhắn tin an toàn hơn như Whatsapp, Telegram, Viber, Signal.
Bên cạnh đó, anh chàng cũng cho biết: "Việc mã hóa Messenger gần như là một động thái không hề tồn tại và điều duy nhất Facebook đang làm là cố gắng kiểm soát các nội dung độc hại".
Như ứng dụng nhắn tin WhatsApp - cũng thuộc sở hữu của Facebook, ngoài những người trong cuộc trò chuyện, không ai, kể cả Facebook, có thể biết được nội dung tin nhắn.