"Cháu không muốn mọi thứ trở nên tồi tệ như thế. Nhưng khi được nghe ba má cháu giải thích thì cháu đã bớt lo sợ hơn rồi...".
Anh V. cho hay, năm T. lên 3 tuổi, cả nhà cùng đưa nhau về quê chơi thì không may bị tai nạn giao thông.
Chuyện cô bé T. (11 tuổi) đang học lớp 5 có "năng lượng đặc biệt", có thể đốt cháy bất kỳ đồ vật nào quanh mình đã làm xôn xao cộng đồng cư dân mạng và giới nghiên cứu mấy ngày qua. Cuộc sống của gia đình T. bị đảo lộn rất nhiều trước chuyện lạ này. Tuy nhiên, đến nay bé T. đã ổn định tinh thần và tiếp tục việc học của mình.
|
Những mảng tường trong nhà bé T. bị bong tróc - dấu tích của vụ hỏa hoạn xảy ra hôm 12/5. |
Người nóng lên bất thường mỗi khi có vật sắp cháy
[links(right)]"Tất cả đồ đạc cách cháu trong vòng bán kính 20m đều có thể bị cháy như thế. Thậm chí cháu đang ngồi chơi trên phòng khách mà chiếc xô nhựa đựng đầy nước trong nhà vệ sinh cũng tự nhiên phát lửa", anh V. thuật lại.
Không chỉ cộng đồng mạng mà mấy ngày qua, khu dân cư thuộc phường 2, quận Tân Bình (TPHCM) - nơi gia đình T. đang sinh sống - cũng trở nên náo loạn và hoang mang. Bất kỳ ở đâu có sự xuất hiện của T. là lại có hàng chục người đi theo và chuẩn bị tinh thần chữa cháy. Cũng chính vì lý do đó mà gia đình của bé T. đã rất hạn chế cho con gái đi ra ngoài hoặc tiếp xúc với những người lạ.
Phải nhờ tới sự giúp đỡ của một người dân trong khu tập thể phường 2, chúng tôi mới có cơ hội được tiếp xúc với bé T. và bố mẹ bé. Gia đình bé T. sống trong một ngôi nhà 3 tầng khá hiện đại và sang trọng. Tuy nhiên, dấu vết của những vụ hỏa hoạn vẫn hiện rất rõ trên mặt tường và cầu thang của căn nhà mặc dù gia đình đã cho lăn lại sơn. Đặc biệt, những vết cháy đen của vụ hỏa hoạn xảy ra vào ngày 12/5 trên tầng 3 thì vẫn còn "tươi mới".
Anh V. - bố của bé T. cho hay, tối 14/5 khi trời đang đổ mưa như trút nước thì trong nhà anh, tấm nệm đặt giữa phòng khách của tầng trệt bỗng nhiên bốc cháy dữ dội. Anh không nhớ đây là đồ vật thứ bao nhiêu trong nhà bốc cháy không rõ lý do. May mắn hôm đó bé T. cùng anh chị đang chơi trên tầng 1 nên không có sự cố gì đáng tiếc xảy ra. Và cũng nhờ đã trang bị sẵn các phương tiện chữa cháy trong nhà nên vợ chồng anh đã kịp dập tắt ngọn lửa.
Giải thích lý do vì sao nệm ngủ lại đặt ở tầng trệt, anh V. cho hay, từ ngày trong nhà xuất hiện quá nhiều vụ cháy, gia đình anh lúc nào cũng sống trong tinh thần cảnh giác cao độ. Anh và vợ đã phải tìm mua tới 5 bình chữa cháy đặt ở những chỗ thuận tiện nhất. Ngoài ra, các góc phòng và gần cửa ra vào cũng luôn có các xô nước đặt sẵn.
Đồ nội thất trong nhà như tivi, tủ lạnh, nồi điện, quạt điện, xe máy, bếp ga... anh đã phải di chuyển đến một nơi an toàn để tránh hỏa hoạn bất thường (những nơi này thường bé T. không được lui tới). Toàn bộ hệ thống phích điện, ổ cắm, cầu dao... cũng được anh V. tháo bỏ. Cả nhà cũng phải "sơ tán" xuống phòng khách ở tầng trệt để ngủ chứ không ngủ trong phòng riêng như trước đây. Khi ngủ, cả nhà cũng không dùng chăn, màn... gì hết mà phải nằm theo kiểu "lính phòng không".
"Tối tôi nằm ngoài, bà xã nằm trong còn T. được cho nằm giữa. Và vì tinh thần vẫn còn chưa ổn định nên lúc nào tôi và vợ cũng thắc thỏm, lo âu, không ngủ được. Riêng cửa ra vào, kể từ ngày trong nhà xảy ra nhiều vụ hỏa hoạn lớn, tôi quyết định chỉ khép hờ để khi có sự cố xử lý cho lẹ chứ đóng lại sẽ rất nguy hiểm..." - anh V. chia sẻ trong mệt mỏi.
Hiện T. đang được gia đình cho theo học ở một ngôi trường quốc tế khá danh tiếng ở quận 1. Từ ngày xảy ra 3 vụ hỏa hoạn liên tiếp ở trường (trong lớp học, trong nhà vệ sinh - sau khi T. đi vệ sinh và một lớp học bên cạnh sau khi T. sang đó chơi), do tinh thần T. không tốt nên gia đình đã xin phép cho bé nghỉ học 3 tuần ở nhà. Tuy nhiên, ngày nào bạn bè của T. cũng gọi điện thăm hỏi và hối thúc bạn mình sớm đến lớp.
Cũng theo anh V., bé T. học khá đồng đều các môn học và năm nào cũng xếp trong tốp 3 của lớp. Sau 3 tuần nghỉ học ở nhà, hiện tại T. đã đến lớp trở lại. Cảnh giác trước những vụ cháy bất thường, lãnh đạo nhà trường cũng đã cho trang bị thêm một số bình chữa chạy đặt ở hành lang của các dãy lớp. Ngoài ra, nhà trường cũng cho tăng cường thêm một số bảo vệ xung quanh lớp học của T.
Không biết có phải do tâm lý chưa ổn định hay không mà khi tiếp xúc với người lạ, T. có vẻ rụt rè, mặc dù trông bé khá chững chạc so với tuổi 11. T. chia sẻ: "Cháu rất lo sợ mỗi khi nhìn thấy ngọn lửa bốc lên ở đâu đó trong nhà hoặc trong lớp học. Mỗi khi cảm nhận thấy có đồ vật gì đó sắp cháy là cơ thể cháu lại nóng lên một cách bất thường và người rất mệt mỏi.
|
Các ổ cắm, phích điện, cầu dao... trong nhà dù không có sự tác động trực tiếp của T. nhưng đều bị cháy. |
Tuy nhiên, cháu không thể định hướng được vật gì sẽ cháy hoặc sẽ cháy ở phương nào so với cơ thể. Những ngày đầu mới xảy ra hiện tượng hỏa hoạn bất thường trong lớp, bạn bè rất sợ ngồi gần cháu nhưng giờ thì mọi chuyện đã trở lại bình thường. Lúc đầu cháu rất hoang mang và xấu hổ vì đi đâu cũng làm đồ vật bốc cháy cả. Cháu không muốn mọi thứ trở nên tồi tệ như thế. Nhưng khi được nghe ba má cháu giải thích thì cháu đã bớt lo sợ hơn rồi...".
Bị tai nạn suýt chết khi lên 3
Anh V. cho hay, năm T. lên 3 tuổi, cả nhà cùng đưa nhau về quê chơi thì không may bị tai nạn giao thông. Bé T. lúc đó nếu không được cứu chữa kịp thời thì đã mất mạng. Theo kết luận của bác sỹ trực tiếp điều trị cho T. thì do đầu T. bị va đập mạnh xuống mặt đường nên xương đá ở tai trái vỡ làm 2 khúc.
Phải mất một thời gian điều trị nội trú và cả dưỡng thương ở nhà thì T. mới phục hồi lại bình thường. Tuy nhiên, cũng từ đó, T. có tới 3 khúc đá ở tai trái và bình thường, T. cũng rất ít khi ốm vặt. Hiện thể lực và trí tuệ của T. phát triển bình thường. Thậm chí, so với một số bạn cùng lứa tuổi thì T. còn được xem là người có "chiều cao nổi trội".
Sau khi phát hiện ra sự bất thường của con gái, anh V. đã đưa bé T. đến rất nhiều bệnh viện và trung tâm xét nghiệm để tìm hiểu thực hư nhưng vẫn không có kết quả. Bây giờ, hàng ngày bé T. vẫn đến trường đi học bình thường nhưng sau giờ học sẽ được chuyên gia cảm xạ học hướng dẫn các bài tập nhằm giữ được cân bằng năng lượng trong cơ thể.
Ông Lê Trung Kiên - Phó Giám đốc Trung tâm Cảm xạ học thuộc Đại học quốc tế Hồng Bàng cho biết, sau khi tiến hành khám và chụp RFI (thiết bị hiện ảnh trường cộng hưởng, cho ra thông tin chi tiết các dạng hào quang và các trường năng lượng sinh học) toàn thân, thì thấy bán cầu não phải của bé T. rất đặc biệt. Bán cầu não phải của bé có cấu trúc thường gắn liền với những khả năng đặc biệt về hội họa, âm nhạc, triết học... Rất có thể đặc điểm này là nguyên nhân của hiện tượng tích năng lượng trong cơ thể bé T.
Hiện, gia đình cố gắng tránh làm bé T. căng thẳng và luôn tạo điều kiện cho bé được thoải mái. Ngoài ra, theo lời khuyên của các chuyên gia, anh V. vẫn luôn cố gắng cho con gái nghe nhạc bằng cách mang máy nhạc lên phòng riêng rồi bật to nhạc lên. Loại nhạc mà T. có thể nghe lúc này là các bản hòa tấu piano, violon, đàn dân tộc... mang âm hưởng và giai điệu nhẹ nhàng.
(Theo GĐXH)