Chuyên gia lý giải việc mặt đường phì nhựa ở Hà Nội

Google News

 

Nắng nóng chỉ là một yếu tố gây nên hiện tượng trên. Nguyên nhân khác có thể do kết cấu đường kém dẫn đến vỏ áo mặt đường nhanh hỏng...

- Có thể là do sử dụng chất liệu nhựa để thiết kế và thi công chưa hợp lý với trạng thái sử dụng của mặt đường. .
Mặt đường ở khu vực cầu Thanh Trì bị phì nhựa trong thời điểm nắng nóng
Mặt đường ở khu vực cầu Thanh Trì bị phì nhựa trong thời điểm nắng nóng

Đi tìm nguyên nhân
[links(right)]Theo TS Vũ Hoài Nam, Trưởng Bộ môn Đường ô tô và Đường đô thị, Khoa Công trình, Trường Đại học Xây dựng Hà Nội, hiện tượng nắng nóng làm đường nhựa bị mềm dẫn đến xô lún thường xuyên gặp những năm gần đây.
 
Điều này càng có tác động mạnh hơn ở những vùng đặc thù như chỗ xuống dốc, trạm cảnh sát giao thông... Nguyên nhân gây hiện tượng nhựa đường bị nhũn ra có thể do các nguyên nhân như nắng nóng quá mức thiết kế dự trù.
 
Theo nhận định của các chuyên gia, mặt đường nhựa có khả năng hấp thụ nhiệt cao. Cùng với đó là khả năng tích nhiệt lượng. Chính hai yếu tố này khiến cho mặt đường nhựa thường có nhiệt độ cao hơn bình thường.
 
Với mặt đường nhựa mấy ngày nắng gắt như hiện nay, nhiệt độ có thể lên đến 65 - 70 độ C, thậm chí có khi lên đến 80 độ C. Có thể khi thiết kế và chọn vật liệu các nhà chức năng chưa tính toán đến yếu tố này.
 
Nguyên nhân thứ hai có thể do thiết kế độ rỗng dư của bê tông nhựa chưa hợp lý. "Trong kỹ thuật đường nhựa, lớp dưới có độ rỗng để nhựa chảy xuống và có độ "thở". Tuy nhiên, nếu độ rỗng dư này không hợp lý khiến khi đường bị nén mạnh hay nhiệt độ cao sẽ xuất hiện hiện tượng phì lên", TS Vũ Hoài Nam nhấn mạnh.
 
Nguyên nhân khác có thể xuất hiện sự nhũn và phì mặt đường nhựa là do sử dụng chất liệu nhựa để thiết kế và thi công chưa hợp lý với trạng thái sử dụng của mặt đường.
 
ThS Vũ Phương Thảo, Bộ môn Công trình giao thông công chính và Môi trường, Khoa Công trình, Trường Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng, đường nóng sẽ khiến nhựa đường chảy nhưng không vì thế mà khẳng định nhựa đường chảy do nắng nóng. Bởi nhựa đường chỉ là một thành phần nhỏ trong kết cấu mặt đường.
 
Vì thế, nắng nóng chỉ là một yếu tố gây nên hiện tượng trên. Nguyên nhân khác có thể do kết cấu đường kém dẫn đến vỏ áo mặt đường nhanh hỏng, tải trọng xe cao vượt mức quy định...

Nguy cơ mất an toàn cao
 
Theo các chuyên gia, khi nhựa mềm khiến khả năng chịu lực kém. Điều này dẫn đến mặt đường bị chảy dồn, giảm độ ma sát, khiến cho xe không ăn phanh. Tất cả các yếu tố này đều có tác động lớn đến hoạt động giao thông, làm cho xe ô tô và xe máy bị mất lái gây tai nạn giao thông.
Nguy cơ mất an toàn cao từ những đoạn đường như thế này
Nguy cơ mất an toàn cao từ những đoạn đường như thế này
Cũng lúc này, người qua đường cảm nhận thấy mặt đường làm toàn bằng nhựa đường. Khi trời dịu mát, mặt đường nhựa biến dạng, không có khả năng hồi phục. Từ đó, đường sẽ không còn bằng phẳng, dần dần các lớp nhựa sẽ bị bóc tách, xuất hiện vết nứt.

Theo TS Vũ Hoài Nam, để xác định nguyên nhân của hiện tượng phì nhựa đường cần có khảo sát, làm các thí nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác từ đó khắc phục tận "gốc rễ".
 
Tuy nhiên, khi mặt đường nhựa có hiện tượng phì, xô nhựa sẽ không có khả năng khắc phục. Cách duy nhất để mặt đường trở nên bằng phẳng trở lại là cắt phá lớp nhựa cũ để vá lại lớp nhựa đường mới.

Chưa có ứng dụng nhựa đường chịu nhiệt
 
Theo các chuyên gia, bất cập lớn nhất của công nghệ đường giao thông hiện nay của nước ta là chưa thể áp dụng loại nhựa đường chịu được nhiệt độ cao theo diễn tiến biến đổi khí hậu.
 
Bản thân ThS Vũ Phương Thảo đang nghiên cứu đề tài bê tông áp san (có thành phần nhựa đường) chịu nhiệt độ cao lên tới hơn 80 độ C. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác minh tính chân thực của các sản phẩm nước ngoài về tính chịu nhiệt ở môi trường, nhiệt độ Việt Nam. Vì thế, các ứng dụng cũng chỉ ở tỉ lệ 50:50. 
 
ThS Phương Thảo cho hay, nước ta chưa có nghiên cứu về bê tông áp san chịu nhiệt, nhưng nước ngoài như Đức, Pháp lại có. Nhưng sự khác nhau của hai môi trường này chính là điểm cần lưu ý. Các nước này chủ yếu chịu nhiệt độ thấp dưới 00C còn nhiệt độ cao như Việt Nam không nhiều. Trong khi đó, nhiệt độ cao ở nước ngoài có giới hạn khoảng 40 độ C, còn Việt Nam lên đến 70 độ C. Vì thế, cần nghiên cứu để làm rõ khả năng ứng dụng.
 
Các chuyên gia nhấn mạnh, trước mắt để đảm bảo an toàn và chất lượng đường, các thiết kế cần có sự thận trọng hơn trong các khâu chọn vật liệu, kết cấu phù hợp với từng loại đường.
 
Thu Hiền - Trần Hải

Bình luận(8)

Minh Hiền

Hainam

Nói như thế này hóa ra nhắm mắt làm lấy tiền à. Nếu ngành giao thông biết chưa có công nghệ thích hợp mà vẫn bỏ ra hàng trăm tỷ để làm đường để rồi chưa được một hai năm đã hỏng thì nên gọi hành động đó là gì đây????

Minh Hiền

Đôn Thư

Tôi không gặp hiện tượng nền đường lún do nắng nóng tại các quốc gia láng giềng VN như Thái lan, Singapore...cho nên các thạc sĩ tiến sĩ nên sang học bạn láng giềng sẽ thực tế hơn là học Pháp hay Đức. Mà học xong thì cứ theo hướng dẫn mà làm , càng sáng tạo là càng chết. Thực tế cho thấy như vậy.
Đồng ý với bạn Khoa, nguyên nhân chắc do chất lượng vật liệu mà ra cả. Xin cám ơn.

Minh Hiền

Hưng

Nhìn hình là hấy mặt đường bị lún, nền không chắc là nguyên nhân dẫn đến nguyên nhân trên.

Minh Hiền

Khoa

Nghe ông bạn Vũ Hoài Nam nói về nguyên nhân thì đúng đấy nhưng có vẻ như ông bạn chưa nói thẳng ra vấn đề. Nguyên nhân do chất lượng nhựa đường kém. Đọc lời bàn của ông Hưng là biết ngay ông không phải chuyên gia mặt đường.
Trên thị trường, nhựa đường không phải được cung cấp bởi 1 nhà sản xuất. Giá nhựa đường cũng chênh lệch khá nhiều giữa các nhà cung cấp. Việc đơn giá bê tông nhựa thấp dẫn tới Nhà thầu có xu hướng sử dụng nhựa đường chất lượng kém hơn.

Minh Hiền

namxd

Do chất lượng nhựa đường không phù hợp ( độ kim lún > 60/70), thêm vào đó là cấp phối hạt không đúng, cường độ đá, cát... không bảo đảm.
Thạc sỹ Phương Thảo đang nghiên cứu về bê tông ápsan, là loại bê tông mới chưa từng có. Chúc nghiên cứu của Thạc sỹ thành công để sớm đưa vào ứng dụng.

Minh Hiền

Trung_TpHCM

Giao thông quá kém
Lý do: Nếu nghe các vị có kiến thức, có trách nhiệm trả lời như kiểu trên thì mọi người hãy xem lại thực tế:
- Trở về trước (thời điểm 1989) vẫn cái máy lu, vật liệu, nền đất, con người đó và nhiệt độ trong nhà lên đến 37 độ C, bật quạt bị thổi thêm hơi nóng (nhiệt kế treo cách tường 50cm - trong nhà) thì không thấy đường chảy, lún, phì... Vậy khoa học kỹ thuật càng cao, chất lượng càng kém như thực tế hiện nay thì có nên đào tạo và áp dụng nữa hay quay về thời trước rồi cho các vị TS, Ths... này đi rải đá nhỉ.

Cũng như trên tại sao đất, đá ngày xưa ít lăn và lở xuống gây tai nạn. Vậy mà càng đầu tư nhiều, khoa học kỹ thuật-công nghệ càng phát triển thì lại càng nhiều vụ sạt lở gây thảm họa rồi đổ tại trời mà không thấy ông nào đứng ra nhận tại tôi dốt hay do tôi ăn bớt công đoạn-vật tư-khối lượng thi công... mà từ chức nhỉ???

Minh Hiền

Duong Tri Kien

Vo van that.Biet bao nhieu con duong tren ca nuoc duoc trai nhua ma co xay ra hien tuong tren dau.An cap vat tu,tham nhung thi noi ra dung co "ly do to hon muc dich".That toi te khi phai tham gia gt tren cau Thanh Tri.

Minh Hiền

Hà Trung

Không có sức thuyết phục trong bài báo này. Thử hỏi không phải chất lượng kém thì là cái gì?
Đổ tội cho biến đổi khí hậu, do nóng? Vậy xin hỏi các nước ở Trung Đông, Bắc Phi có sa mạc thì đường của họ chảy nhão ra à?