Chúng ta đã hiểu về sức mạnh công nghệ được bao nhiêu?

Google News

Sức mạnh công nghệ trên nền tảng internet hay các ứng dụng di động ngày nay đang chuyển động theo xu thế sóng sau xô sóng trước.

Khi Steve Jobs còn sống, chắc ông cũng khó có thể nghĩ tới rằng, có một ngày ứng dụng FaceTime trên chiếc iPhone đã hỗ trợ tích cực như thế nào để ngăn chặn một cuộc đảo chính. Qua FaceTime, cuộc gọi của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan từ khu nghỉ dưỡng đã kết nối với người dẫn chương trình Nevsin Mengu của đài CNN Turk, giúp giải cứu ông khỏi tình thế "ngàn cân treo sợi tóc".…

Chung ta da hieu ve suc manh cong nghe duoc bao nhieu?

Chúng ta đã hiểu về sức mạnh công nghệ được bao nhiêu?

Câu hỏi là: vì sao Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dùng FaceTime mà không dùng các phương tiện truyền thông liên lạc khác? Đơn giản vì, khi ấy phe đảo chính đã chiếm giữ các đài phát thanh, truyền hình lớn của nhà nước, chặn mạng xã hội. Và cũng đơn giản vì ông Recep Tayyip Erdogan sử dụng iPhone với ứng dụng FaceTime có thể kết nối thuận tiện nhất với người ở đầu bên kia cũng sử dụng iPhone để nhận cuộc gọi hình ảnh (video call) từ ông.

Những người sử dụng iPhone, iPad hầu hết đều biết rằng chất lượng của ứng dụng FaceTime là như thế nào. Trong thời điểm nước sôi lửa bỏng lúc đang xảy ra đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, việc sử dụng FaceTime để liên lạc còn gây tính bất ngờ, ít bị đối phương để ý, nhờ đó thông điệp sẽ đến với người dân trọn vẹn hơn. Chính vì thế mà sau cuộc gọi Facetime của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ được quay và phát trên kênh của CNN Turk, hàng triệu người dân Thổ Nhĩ Kỳ đã nghe được lời hiệu triệu của ông và xuống đường phản đối, ngăn chặn đảo chính, là yếu tố quan trọng hàng đầu bảo vệ chính quyền và khiến cho cuộc đảo chính thất bại.

Chung ta da hieu ve suc manh cong nghe duoc bao nhieu?-Hinh-2


iPhone, FaceTime, internet.v.v… là những sản phẩm/dịch vụ công nghệ, bình thường chỉ là công cụ và phương tiện, nhưng trong từng trường hợp, tình huống, sử dụng đúng lúc đúng cách thì sẽ tạo ra sức mạnh nhờ sự kết nối và lan tỏa nhanh chóng, mạnh mẽ. Sức mạnh công nghệ kết hợp chặt chẽ với nhà cung cấp dịch vụ và những người dùng am tường, có đầu óc và tính toán sẽ có thể tạo dựng nên một thế lực trên thị trường. 

Có thể thấy rõ điều này qua hai cuộc "cách mạng 2.0" vào năm 2008 và 2011 tại Mỹ và khu vực Ả-rập.

Cuộc "cách mạng 2.0" thứ nhất gắn liền với tên tuổi Tổng thống Mỹ Barak Obama. Chắc vì thế mà ở Mỹ ông còn được gọi là "Obama 2.0". Ông là ứng cử viên Tổng thống Mỹ đầu tiên ứng dụng web 2.0 vào trong chiến dịch tranh cử tổng thống và đạt được hiệu quả gây quỹ tranh cử vượt mong đợi, và cũng trở thành ứng viên tổng thống gây quỹ nhiều nhất từ trước đến thời điểm đó.

Sử dụng sức mạnh của "thế giới phẳng" internet với ứng dụng web 2.0, Obama đã quyên được từ những khoản tiền "mồ hôi nước mắt" nhỏ bé 5, 10, 20 USD từ những người dân nghèo đóng góp cho ông với một niềm tin vào sự thay đổi. Qua web 2.0,  họ gửi đến ông số điện thoại di động để giúp bộ máy vận động tranh cử của ông hình thành cơ sở dữ liệu người ủng hộ. Và cũng qua web 2.0, ông đưa ra các thông điệp đến trực tiếp công chúng mà không bị "tam sao thất bản" do khâu truyền thông trung gian.

Internet là một loại phương tiện thì đã quá rõ. Nhưng là một loại phương tiện có sức mạnh kết nối và lan tỏa trong tích tắc đã được Thomas L.Friedman đúc kết trong "Thế giới phẳng" (The World is Flat). Sức mạnh đó còn được nhân lên gấp nhiều lần khi ứng dụng vào web 2.0, vào mạng xã hội giúp cho thế giới ngày nay dường như không còn sự ngăn cách. Điều này đã được thể hiện quá rõ trong cuộc "cách mạng 2.0" thứ hai "Mùa xuân Ả-rập" khiến Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarak phải từ chức trước làn sóng người biểu tình kéo dài 18 ngày vốn "hẹn hò" nhau qua các trang mạng xã hội như Facebook, họ mỗi ngày một đông dần và thành sóng tràn bờ.

Sức mạnh công nghệ trên nền tảng internet hay các ứng dụng di động ngày nay đang chuyển động theo xu thế sóng sau xô sóng trước.

Cách đây hơn hai năm, một Facebook đã hùng mạnh với hơn 1,1 tỉ người dùng, vung 19 tỉ USD mua lại ứng dụng OTT (gọi điện và nhắn tin miễn phí trên internet) WhatsApp một cách nhanh gọn đầy bất ngờ. Không ít người bảo Mark Zuckerberg – CEO Facebook – đã vung tiền một cách điên rồ vì với 450 triệu người dùng khi ấy và doanh thu từ thương mại hóa chưa đáng kể gì mà WhatsApp được mua với giá 19 tỉ USD là quá cao.

Nhưng thăm thẳm từ bên trong và cũng đầy toan tính từ bên trong, Mark quyết định mua WhatsApp giá cao vì nỗi sợ sóng sau xô sóng trước. Bởi nếu để WhatsApp rơi vào tay đối thủ nào đó (Google, Microsoft…chẳng hạn) thì nền tảng chuyên dành cho di động này hoàn toàn có thể trở thành một mạng xã hội di động đang là xu thế thu hút số đông hàng tỉ người dùng một cách dễ dàng (hiện WhatsApp đã ngấp nghé 1 tỉ người dùng) và quay sang cạnh tranh xứng tầm với Facebook, biến Facebook trở thành nền tảng một thời. Facebook mua WhatsApp nhằm ngăn chặn sự cạnh tranh sóng sau xô sóng trước từ đó "rảnh tay" hơn để tập trung vào đế chế Facebook đang cường thịnh, đồng thời lại có thêm một nền tảng mới và một sức mạnh mới để xây dựng đế chế mới trên thương trường tương lai.

Theo VnReview

Bình luận(0)