Cây nén (củ nén) hay còn gọi là hành tăm, hành trắng thuộc họ hành tỏi. Tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc tỏi. Vì vậy khi ngửi mùi thấy mùi từ xa các loài rắn tìm cách lẩn tránh và không dám đến gần.Người dân miền Trung thường trồng cây nén xung quanh nhà để “trừ” rắn, ngăn chúng bò vào nhà.Hoa lan tỏi: Đây là một loại cây có thân leo, thường được trồng trên cổng nhà. Lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng hơn cả tỏi nên được đặt tên là lan tỏi. Cũng nhờ mùi cay nồng khó chịu đó mà lũ rắn mới tránh xa.Đây là loại cây đuổi rắn rất hiệu quả, bạn nên ưu tiên nếu đang phân vân lựa chọn trồng 1 loại cây đuổi rắn trong vườn.Sắn dây: Đây cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa. Gia đình nào có sân vườn rộng, um tùm nên có thêm cây này.Cây sả: Mùi tinh dầu hắc, cay của cây sả khiến rắn rất khiếp sợ. Vì vậy, nếu nhà thường xuyên có rắn có thể trồng vài bụi sả vừa có cây gia vị vừa làm cây xua đuổi rắn.Cây lưỡi hổ: Loại cây này được ưa chuộng trồng nội thất. Ngoài ra chúng còn là cây đuổi rắn được nhiều người biết đến và trồng nhiều hiện nay.Tuy nhiên, chuyên gia Barbara Medford, thuộc Trung tâm Lady Bird Johnson Wildflower (Hoa Kỳ) cho biết, loài rắn có khả năng thích nghi tốt với môi trường, vì vậy ngay cả những loại cây được cho là kỵ rắn cũng không đuổi được chúng hoàn toàn.Theo các chuyên gia, không nên dựa dẫm hoàn toàn vào việc sử dụng các cây thực vật mà chỉ nên coi đó là một trong những biện pháp phòng ngừa; đồng thời nên kết hợp với những biện pháp xua đuổi rắn khác.Các biện pháp xua đuổi rắn khác gồm: phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, các đống củi, rác, gạch (nơi rắn thích ẩn nấp) nên để xa nhà; giữ cho nhà không có chuột; không nuôi chim cảnh vốn là thức ăn của rắn...Ngoài ra, cần tìm hiểu trong khu vực đang sinh sống có thể có những loại rắn nào để biết cách đối phó, sơ cứu kịp thời.Mời độc giả xem video:Những điều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19. Nguồn: THDT.
Cây nén (củ nén) hay còn gọi là hành tăm, hành trắng thuộc họ hành tỏi. Tinh dầu trong củ, lá của cây có mùi thanh và cay hơn so với hành hoặc tỏi. Vì vậy khi ngửi mùi thấy mùi từ xa các loài rắn tìm cách lẩn tránh và không dám đến gần.
Người dân miền Trung thường trồng cây nén xung quanh nhà để “trừ” rắn, ngăn chúng bò vào nhà.
Hoa lan tỏi: Đây là một loại cây có thân leo, thường được trồng trên cổng nhà. Lá cây này có mùi tỏi rất nồng, thậm chí nồng hơn cả tỏi nên được đặt tên là lan tỏi. Cũng nhờ mùi cay nồng khó chịu đó mà lũ rắn mới tránh xa.
Đây là loại cây đuổi rắn rất hiệu quả, bạn nên ưu tiên nếu đang phân vân lựa chọn trồng 1 loại cây đuổi rắn trong vườn.
Sắn dây: Đây cũng là một trong số những loại thực vật có tác dụng xua đuổi rắn. Nhựa tiết ra từ cây sắn dây có thể khiến rắn sợ và tránh xa. Gia đình nào có sân vườn rộng, um tùm nên có thêm cây này.
Cây sả: Mùi tinh dầu hắc, cay của cây sả khiến rắn rất khiếp sợ. Vì vậy, nếu nhà thường xuyên có rắn có thể trồng vài bụi sả vừa có cây gia vị vừa làm cây xua đuổi rắn.
Cây lưỡi hổ: Loại cây này được ưa chuộng trồng nội thất. Ngoài ra chúng còn là cây đuổi rắn được nhiều người biết đến và trồng nhiều hiện nay.
Tuy nhiên, chuyên gia Barbara Medford, thuộc Trung tâm Lady Bird Johnson Wildflower (Hoa Kỳ) cho biết, loài rắn có khả năng thích nghi tốt với môi trường, vì vậy ngay cả những loại cây được cho là kỵ rắn cũng không đuổi được chúng hoàn toàn.
Theo các chuyên gia, không nên dựa dẫm hoàn toàn vào việc sử dụng các cây thực vật mà chỉ nên coi đó là một trong những biện pháp phòng ngừa; đồng thời nên kết hợp với những biện pháp xua đuổi rắn khác.
Các biện pháp xua đuổi rắn khác gồm: phát quang bờ cây bụi rậm quanh nhà, các đống củi, rác, gạch (nơi rắn thích ẩn nấp) nên để xa nhà; giữ cho nhà không có chuột; không nuôi chim cảnh vốn là thức ăn của rắn...
Ngoài ra, cần tìm hiểu trong khu vực đang sinh sống có thể có những loại rắn nào để biết cách đối phó, sơ cứu kịp thời.
Mời độc giả xem video:Những điều cần lưu ý khi tổ chức đám cưới mùa dịch Covid-19. Nguồn: THDT.