Xác định nhu cầu sử dụng. Trước khi mua tai nghe, cần xác định xem bạn sẽ dùng tai nghe vào việc gì.: nhe nhạc, xem phim, kiểm định âm thanh, mang đến phòng tập gym, hoặc đơn giản là để “giết thời gian” khi đi xet buýt... Nhu cầu sử dụng sẽ là cơ sở để xác định các tiêu chí khác khi chọn mua tai nghe, chẳng hạn như giá thành, kiểu dáng, chất lượng và thương hiệu của tai nghe. Xác định mức kinh phí. Trong thời buổi suy thoái hiện nay, lời khuyên dành cho bạn là hãy xác định mức giá “trần” dành cho chiếc tai nghe của mình trước khi bước vào cửa hàng. Nếu chỉ cần một chiếc tai nghe ở mức độ xem phim, nghe nhạc cơ bản, bạn không cần thiết phải mua một chiếc tai nghe quá đắt đỏ. Còn nếu muốn thưởng thức trọn vẹn chất lượng và độ trung thực của âm thanh, hoặc với những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc cần một chiếc tai nghe đạt chuẩn, thì chất lượng sẽ đi đôi với giá thành. Tai nghe chụp tai hay in-ear. Một số người không thích nhét tai nghe trong lỗ tai, một số người khác thấy tai nghe chụp tai quá nặng và nóng khi đeo trong thời gian dài. Nếu bạn không có cơ hội mua cả hai loại, hãy hỏi ý kiến bạn bè mình. Họ cũng có thể cho bạn mượn tai nghe để đeo thử trước khi quyết định mua. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc đến sự khác biệt về chất lượng âm thanh giữa hai loại tai nghe này. Chẳng hạn những tai nghe in-ear có thể rẻ hơn đối chút, nhưng bass thường không chắc như tai nghe chụp.
Bạn có cần bộ lọc ồn? Bộ lọc ồn trên một chiếc tai nghe sẽ phát huy tác dụng nếu bạn dùng nó trên một chiếc xe buýt ồn ào, hay muốn “giết thời gian” trên một chuyến bay nhiều giờ đồng hồ. Thay vì vặn hết cỡ volume của máy nghe nhạc, bộ lọc ồn trên tai nghe sẽ hạn chế những tiếng ồn ở bên ngoài để bạn vẫn có thể thưởng thức âm thanh ở mức âm lượng vừa phải. Cân nhắc khi mua tai nghe không dây. Tai nghe không dây là sự lựa chọn ưa thích của những người hay phải di chuyển, tuy nhiên, cần biết rằng âm thanh được truyền tải bằng công nghệ này sẽ bị nén lại khiến cho chất lượng âm thanh ít nhiều sẽ bị giảm xuống, ngay cả với những chiếc tai nghe đắt đỏ. Nếu chất lượng âm thanh là điều quan trọng nhất với bạn, thì tai nghe không dây không phải là thứ bạn cần.
Thương hiệu không phải là tất cả. Sự thật là thương hiệu là thứ làm nên sự khác biệt về giá thành, chứ không phải chất lượng âm thanh. Do vậy bạn đừng quá chú trọng vào thương hiệu khi chọn mua tai nghe, đặc biệt với người có hầu bao eo hẹp.
Chọn kiểu dáng phù hợp. Nếu có nhiều tai nghe phù hợp với tiêu chí đã đặt ra và nằm trong tầm giá được xác định trước đó, hãy chọn loại nào có kiểu dáng bắt mắt nhất. Tai nghe sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, nên kiểu dáng bên ngoài cũng rất quan trọng trong việc định hình phong cách của bản thân.
Xác định nhu cầu sử dụng. Trước khi mua tai nghe, cần xác định xem bạn sẽ dùng tai nghe vào việc gì.: nhe nhạc, xem phim, kiểm định âm thanh, mang đến phòng tập gym, hoặc đơn giản là để “giết thời gian” khi đi xet buýt... Nhu cầu sử dụng sẽ là cơ sở để xác định các tiêu chí khác khi chọn mua tai nghe, chẳng hạn như giá thành, kiểu dáng, chất lượng và thương hiệu của tai nghe.
Xác định mức kinh phí. Trong thời buổi suy thoái hiện nay, lời khuyên dành cho bạn là hãy xác định mức giá “trần” dành cho chiếc tai nghe của mình trước khi bước vào cửa hàng. Nếu chỉ cần một chiếc tai nghe ở mức độ xem phim, nghe nhạc cơ bản, bạn không cần thiết phải mua một chiếc tai nghe quá đắt đỏ. Còn nếu muốn thưởng thức trọn vẹn chất lượng và độ trung thực của âm thanh, hoặc với những người làm việc trong lĩnh vực âm nhạc cần một chiếc tai nghe đạt chuẩn, thì chất lượng sẽ đi đôi với giá thành.
Tai nghe chụp tai hay in-ear. Một số người không thích nhét tai nghe trong lỗ tai, một số người khác thấy tai nghe chụp tai quá nặng và nóng khi đeo trong thời gian dài. Nếu bạn không có cơ hội mua cả hai loại, hãy hỏi ý kiến bạn bè mình. Họ cũng có thể cho bạn mượn tai nghe để đeo thử trước khi quyết định mua. Ngoài ra, bạn cũng cần cân nhắc đến sự khác biệt về chất lượng âm thanh giữa hai loại tai nghe này. Chẳng hạn những tai nghe in-ear có thể rẻ hơn đối chút, nhưng bass thường không chắc như tai nghe chụp.
Bạn có cần bộ lọc ồn? Bộ lọc ồn trên một chiếc tai nghe sẽ phát huy tác dụng nếu bạn dùng nó trên một chiếc xe buýt ồn ào, hay muốn “giết thời gian” trên một chuyến bay nhiều giờ đồng hồ. Thay vì vặn hết cỡ volume của máy nghe nhạc, bộ lọc ồn trên tai nghe sẽ hạn chế những tiếng ồn ở bên ngoài để bạn vẫn có thể thưởng thức âm thanh ở mức âm lượng vừa phải.
Cân nhắc khi mua tai nghe không dây. Tai nghe không dây là sự lựa chọn ưa thích của những người hay phải di chuyển, tuy nhiên, cần biết rằng âm thanh được truyền tải bằng công nghệ này sẽ bị nén lại khiến cho chất lượng âm thanh ít nhiều sẽ bị giảm xuống, ngay cả với những chiếc tai nghe đắt đỏ. Nếu chất lượng âm thanh là điều quan trọng nhất với bạn, thì tai nghe không dây không phải là thứ bạn cần.
Thương hiệu không phải là tất cả. Sự thật là thương hiệu là thứ làm nên sự khác biệt về giá thành, chứ không phải chất lượng âm thanh. Do vậy bạn đừng quá chú trọng vào thương hiệu khi chọn mua tai nghe, đặc biệt với người có hầu bao eo hẹp.
Chọn kiểu dáng phù hợp. Nếu có nhiều tai nghe phù hợp với tiêu chí đã đặt ra và nằm trong tầm giá được xác định trước đó, hãy chọn loại nào có kiểu dáng bắt mắt nhất. Tai nghe sẽ trở thành một phần trong cuộc sống của bạn, nên kiểu dáng bên ngoài cũng rất quan trọng trong việc định hình phong cách của bản thân.