Để biết đích xác điện thoại mua về có phải là hàng nhái, hàng dựng hay không, người dùng cần kiểm tra nơi sản xuất của sản phẩm thay vì chỉ nhìn bề ngoài và thương hiệu in trên máy.
Những chiếc iPhone 5S giá chỉ 2 triệu đồng xuất xứ từ Trung Quốc vừa bị phanh phui gần đây phần nào hé lộ mảng khuất của thị trường điện thoại. Người dùng Việt Nam cũng chuộng các dòng smartphone khóa mạng từ các thị trường như Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc…Nhưng cùng với đó là nguy cơ mua phải hàng dựng, hàng kém chất lượng. Để tự bảo vệ mình, mọi người nên biết cách kiểm tra nơi sản xuất điện thoại thay vì chỉ nhìn vào bề ngoài và đánh giá theo cảm tính.
|
Chiếc iPhone 6S nhái xuất xứ từ Trung Quốc. (Ảnh: CultofMac) |
Cách kiểm tra nơi sản xuất của điện thoại:
Mỗi điện thoại đều có Serial Number riêng. Đây là căn cước ID dành riêng cho mỗi máy và không có model nào giống nhau. Người dùng bấm tổ hợp phím *#06#, lập tức màn hình điện thoại hiển thị một dãy gồm 15 con số. Đếm từ trái qua phải dãy số Serial Number đó, con số thứ 7 và thứ 8 sẽ cho biết quốc tịch nơi sản xuất ra chiếc điện thoại đó.
Sau đây là mã của một số quốc gia bạn thường hay gặp:
- Nếu hàng thứ 7 và 8 là số 02 hoặc 20 thì điện thoại được sản xuất tại Trung Quốc.
- Nếu số đó là 08 hoặc 80, điện thoại được sản xuất tại Đức với chất lượng rất đảm bảo.
- Tương tự như vậy, nếu hai số đó là 01 hoặc 10, sản phẩm được sản xuất tại Phần Lan theo tiêu chuẩn tốt nhất của châu Âu.
- Nếu hàng thứ 7 và 8 là 13 thì điện thoại có xuất xứ tại Azerbaijan.
- Nếu hai số này là 00 thì điện thoại được sản xuất ngay chính quốc gia phát minh ra nó. Như iPhone của Apple sẽ sản xuất tại Mỹ, còn Galaxy thì được làm tại Hàn Quốc.
Trong số này, thiết bị có nguồn gốc từ Trung Quốc và Azerbaijan bị đánh giá kém nhất, đặc biệt là quốc gia Tây Á. Người dùng nên cân nhắc kĩ trước khi chịu chi tiền ra để mua điện thoại sản xuất từ hai khu vực này, tất nhiên là chỉ áp dụng với những hàng trôi nổi. Hiện tại, Trung Quốc vẫn là “công xưởng” lớn nhất thế giới và không ít sản phẩm chất lượng được gia công tại đây, trong đó có những tên tuổi lớn như Microsoft, Apple hay Samsung .