Theo vệ tinh thời tiết Suomi NPP của NASA, thiên thạch này đã để lại sau nó hàng trăm nghìn tấn bụi nhỏ li ti khi nó nổ tung trên bầu trời thành phố Chelyabinsk, Nga. 6 tháng sau đó, khi sử dụng vệ tinh này để chụp ảnh, NASA đã đưa ra một đoạn video cho thấy đám bụi này đã di chuyển được 45 km và bao phủ Trái đất.
|
Một đám bụi lớn được hình thành trên tầng bình lưu của Trái đất.
|
Khi thiên thạch bị nổ, những mấy đá nặng hơn rơi xuống Trái đất, còn bụi thì ở trên cao.
Tuy không có nhiều bụi như bị từ một ngọn núi lửa đang hoạt động “thải “ra, nhưng đám bụi này cũng vẫn bị kéo đi theo sự tuần hoàn của không khí. Chỉ 4 ngày, các cảm ứng của vệ tinh Suomi cho thấy đám bụi đã kịp “chu du” quanh hành tinh.
Đám bụi này hình thành một vòng đai rộng 402 km, trên độ cao 35 km so với mặt đất. Hình ảnh từ vệ tinh này cũng cho thấy đám bụi này vẫn ở nguyên vị trí trong vài tháng, sau đó nó hạ dần độ cao, mỗi ngày hạ khoảng 90 m.
|
Đám bụi này đã "chu du" vòng quanh Trái đất.
|
“Chúng tôi nhận thấy có sự hình thành của một vành đai bụi trên tầng bình lưu và đã quan sát được nó trong một thời gian ngoài”- Nick Gorkavyi, một nhà vật lý về khí quyển cả NASA cho hay.
“Những đo đạc đầu tiên được thực hiện sau khi vụ nổ xảy ra 3,5 tiếng cho thấy có một đám mây bụi, ở độ cao 40 km và di chuyển về hướng đông với tốc độ 305 km/h”.
Sau đó, đám bụi di chuyển vòng quanh Trái đất và trở về Chelyabinsk, hoàn thành một vòng tròn quanh Trái đất.