Báo cáo Xu hướng biểu tượng cảm xúc mới nhất của Adobe đã chỉ ra ba biểu tượng cảm xúc gây hiểu lầm, người dùng khó sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đó là biểu tượng "cà tím", "quả đào" và "chú hề".Bên cạnh đó, nhiều biểu tượng cảm xúc gây hiểu lầm như "sơn móng tay", ngoài tượng trưng cho hành động, còn được sử dụng để thể hiện thái độ thờ ơ, không quan tâm.Biểu tượng như sắp khóc này thực ra là biểu cảm cầu xin hoặc nài nỉ. Một số trường hợp, icon này đại diện cho sự tôn thờ hoặc xúc động trước cử chỉ yêu thương.Biểu tượng này không phải “buồn chán” như mọi người vẫn tưởng. Khuôn mặt cau có và mắt nhìn sang một bên được dùng để truyền tải nhiều loại cảm xúc tiêu cực, bao gồm khó chịu, không hài lòng, gắt gỏng và hoài nghi, như thể đang lườm ai đó.Biểu tượng cuốn lịch với một ngày cụ thể tượng trưng cho các sự kiện sắp tới hoặc ngày kỷ niệm nổi tiếng thế giới.Biểu tượng khuôn mặt không có miệng biểu thị nhiều ý nghĩa rất khác nhau như không nói nên lời, khiêm tốn và im lặng. Bên cạnh đó, icon cũng truyền tải những cảm xúc tiêu cực như thất vọng hoặc buồn bã.Biểu tượng hình mũi tên được gọi là dấu hiệu Shoshinsha dành cho người mới bắt đầu lái xe. Các tài xế mới ở Nhật Bản phải gắn biểu tượng này trong một năm sau khi có bằng lái xe.Đây là biểu tượng Ba chú khỉ thông thái, đại diện cho “3 không”: không nhìn thấy điều ác, không nghe thấy điều ác, không nói điều ác. Trong văn hóa Nhật Bản, có một hàm ý sâu xa hơn trong biểu tượng này, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn”, “bịt tai để dùng tâm mà nghe”, “bịt miệng để dùng tâm mà nóiBiểu tượng mặt cười lật ngược được sử dụng để biểu thị sự mỉa mai, châm biếm, đùa cợt hoặc châm biếm sự ngốc nghếch. Nhưng thực tế nó có ý nghĩa là "không quan tâm", không thích một vấn đề nào đó.Thiết bị điện tử kỳ lạ này thực chất đây biểu tượng máy nhắn tin, thịnh hành vào những năm 1980 – 1990. Chiếc mày này thường được đeo trên thắt lưng để thông báo về cuộc gọi hay tin nhắn văn bản ngắn. Hiện nay, biểu tượng của thiết bị này thường được dùng để giao tiếp kỹ thuật số hoặc hoài niệm về công nghệ cũ.Đó không phải là một dải ruy băng màu hồng đơn giản, mà là biểu tượng kêu gọi chống ung thư. Tuy nhiên, biểu tượng quen thuộc này lại được nhiều người sử dụng với mục đich khác. Mọi người thường sử dụng biểu tượng cảm xúc này như một biểu tượng của các sự kiện vui vẻ, hạnh phúc.Biểu tượng như một cảnh báo nguy hiểm này thực chất là một chiếc đèn izakaya – loại đèn lồng bằng giấy đỏ truyền thống của Nhật Bản, thường được treo bên ngoài các nhà hàng, quán bar nhỏ tại quốc gia này.Mời các bạn xem video: Tỷ phú công nghệ chiếm ưu thế trong giới siêu giàu Trung Quốc. Nguồn: VTV
Báo cáo Xu hướng biểu tượng cảm xúc mới nhất của Adobe đã chỉ ra ba biểu tượng cảm xúc gây hiểu lầm, người dùng khó sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Đó là biểu tượng "cà tím", "quả đào" và "chú hề".
Bên cạnh đó, nhiều biểu tượng cảm xúc gây hiểu lầm như "sơn móng tay", ngoài tượng trưng cho hành động, còn được sử dụng để thể hiện thái độ thờ ơ, không quan tâm.
Biểu tượng như sắp khóc này thực ra là biểu cảm cầu xin hoặc nài nỉ. Một số trường hợp, icon này đại diện cho sự tôn thờ hoặc xúc động trước cử chỉ yêu thương.
Biểu tượng này không phải “buồn chán” như mọi người vẫn tưởng. Khuôn mặt cau có và mắt nhìn sang một bên được dùng để truyền tải nhiều loại cảm xúc tiêu cực, bao gồm khó chịu, không hài lòng, gắt gỏng và hoài nghi, như thể đang lườm ai đó.
Biểu tượng cuốn lịch với một ngày cụ thể tượng trưng cho các sự kiện sắp tới hoặc ngày kỷ niệm nổi tiếng thế giới.
Biểu tượng khuôn mặt không có miệng biểu thị nhiều ý nghĩa rất khác nhau như không nói nên lời, khiêm tốn và im lặng. Bên cạnh đó, icon cũng truyền tải những cảm xúc tiêu cực như thất vọng hoặc buồn bã.
Biểu tượng hình mũi tên được gọi là dấu hiệu Shoshinsha dành cho người mới bắt đầu lái xe. Các tài xế mới ở Nhật Bản phải gắn biểu tượng này trong một năm sau khi có bằng lái xe.
Đây là biểu tượng Ba chú khỉ thông thái, đại diện cho “3 không”: không nhìn thấy điều ác, không nghe thấy điều ác, không nói điều ác. Trong văn hóa Nhật Bản, có một hàm ý sâu xa hơn trong biểu tượng này, đó là “bịt mắt để dùng tâm mà nhìn”, “bịt tai để dùng tâm mà nghe”, “bịt miệng để dùng tâm mà nói
Biểu tượng mặt cười lật ngược được sử dụng để biểu thị sự mỉa mai, châm biếm, đùa cợt hoặc châm biếm sự ngốc nghếch. Nhưng thực tế nó có ý nghĩa là "không quan tâm", không thích một vấn đề nào đó.
Thiết bị điện tử kỳ lạ này thực chất đây biểu tượng máy nhắn tin, thịnh hành vào những năm 1980 – 1990. Chiếc mày này thường được đeo trên thắt lưng để thông báo về cuộc gọi hay tin nhắn văn bản ngắn. Hiện nay, biểu tượng của thiết bị này thường được dùng để giao tiếp kỹ thuật số hoặc hoài niệm về công nghệ cũ.
Đó không phải là một dải ruy băng màu hồng đơn giản, mà là biểu tượng kêu gọi chống ung thư. Tuy nhiên, biểu tượng quen thuộc này lại được nhiều người sử dụng với mục đich khác. Mọi người thường sử dụng biểu tượng cảm xúc này như một biểu tượng của các sự kiện vui vẻ, hạnh phúc.
Biểu tượng như một cảnh báo nguy hiểm này thực chất là một chiếc đèn izakaya – loại đèn lồng bằng giấy đỏ truyền thống của Nhật Bản, thường được treo bên ngoài các nhà hàng, quán bar nhỏ tại quốc gia này.