1. Mua đồng bộ: Sắm trọn bộ thiết bị nhà bếp hoặc gia dụng sẽ rẻ hơn mua lẻ từng sản phẩm. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho trường hợp thay thế đồ mới hoàn toàn. 2. Mua theo nhóm: Mua đồ gia dụng cùng 2,3 người và tính tiền chung một hóa đơn, rất có thể bạn sẽ nhận được khuyến mãi (khi hóa đơn đạt mức quy định), hoặc mua nhiều được chiết khấu phần trăm. 3. Đồ gia dụng thông minh:Ngoài tiết kiệm tiền, bạn có thể cải thiện không gian, tiết kiệm khi vận chuyển những đồ dùng này. 4. Công suất thiết bị: Công suất đi liền với nhu cầu sử dụng, không gian lắp đặt. Các model lớn hơn hoặc được quảng cáo nhiều “chiêu” tiện ích hơn thường được bán mức giá không hề “mềm”, thậm chí đội giá. 5. Chọn đúng model thiết bị: Chọn đúng model sản phẩm việc sử dụng sẽ hiệu quả, giảm chi phí phát sinh sửa chữa, thay mới. Cân nhắc ưu – nhược của thiết bị khi mua. Ví như máy giặt lồng ngang tiết kiệm nước hơn so với máy giặt lồng đứng. Hay máy công nghệ inverter (máy biến tần) tiết kiệm điện hơn dòng truyền thống. 6. Cân nhắc về vận chuyển và lắp đặt miễn phí: Khi mua, bạn nên tham khảo khuyến mãi hoặc chế độ đi kèm như vận chuyển, lắp đặt thiết bị, điều này sẽ giảm thiểu tiêu tốn tài chính. 7. Không chạy theo đồ công nghệ: Lưu ý này đi kèm với việc bạn cân nhắc số tiền bỏ ra và nhu cầu dùng thiết bị. Các model mới nhất thường trang bị công nghệ cao, đồng nghĩa với mức giá “chát” (ví như tivi 4K). Công nghệ thay đổi nhanh chóng mặt, nếu chạy theo, có thể bạn sẽ là người rỗng ví. 8. Tham khảo giá: Việc này dễ dàng nhất, song cũng dễ khiến bạn đau đầu nhất. Mức giá chênh nhau có thể khiến bạn băn khoăn, nhưng quan trọng nhất là chất lượng và đơn vị bạn chọn mua, chế độ chăm sóc khách hàng. Vì thế, tham khảo trước giá thiết bị, chú ý đúng model sản phẩm, để sở hữu đồ dùng ưng ý. 9. Không chạy theo khuyến mại: Các đợt sale được xem là thời điểm tốt để bạn mua đồ gia dụng. Tuy nhiên, cách tiết kiệm này không còn hiệu quả nếu đồ mua về không thực sự cần dùng đến, bạn mua chúng vì hạ giá, không quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng lâu dài.
1. Mua đồng bộ: Sắm trọn bộ thiết bị nhà bếp hoặc gia dụng sẽ rẻ hơn mua lẻ từng sản phẩm. Tuy nhiên, cách này chỉ nên áp dụng cho trường hợp thay thế đồ mới hoàn toàn.
2. Mua theo nhóm: Mua đồ gia dụng cùng 2,3 người và tính tiền chung một hóa đơn, rất có thể bạn sẽ nhận được khuyến mãi (khi hóa đơn đạt mức quy định), hoặc mua nhiều được chiết khấu phần trăm.
3. Đồ gia dụng thông minh:Ngoài tiết kiệm tiền, bạn có thể cải thiện không gian, tiết kiệm khi vận chuyển những đồ dùng này.
4. Công suất thiết bị: Công suất đi liền với nhu cầu sử dụng, không gian lắp đặt. Các model lớn hơn hoặc được quảng cáo nhiều “chiêu” tiện ích hơn thường được bán mức giá không hề “mềm”, thậm chí đội giá.
5. Chọn đúng model thiết bị: Chọn đúng model sản phẩm việc sử dụng sẽ hiệu quả, giảm chi phí phát sinh sửa chữa, thay mới. Cân nhắc ưu – nhược của thiết bị khi mua. Ví như máy giặt lồng ngang tiết kiệm nước hơn so với máy giặt lồng đứng. Hay máy công nghệ inverter (máy biến tần) tiết kiệm điện hơn dòng truyền thống.
6. Cân nhắc về vận chuyển và lắp đặt miễn phí: Khi mua, bạn nên tham khảo khuyến mãi hoặc chế độ đi kèm như vận chuyển, lắp đặt thiết bị, điều này sẽ giảm thiểu tiêu tốn tài chính.
7. Không chạy theo đồ công nghệ: Lưu ý này đi kèm với việc bạn cân nhắc số tiền bỏ ra và nhu cầu dùng thiết bị. Các model mới nhất thường trang bị công nghệ cao, đồng nghĩa với mức giá “chát” (ví như tivi 4K). Công nghệ thay đổi nhanh chóng mặt, nếu chạy theo, có thể bạn sẽ là người rỗng ví.
8. Tham khảo giá: Việc này dễ dàng nhất, song cũng dễ khiến bạn đau đầu nhất. Mức giá chênh nhau có thể khiến bạn băn khoăn, nhưng quan trọng nhất là chất lượng và đơn vị bạn chọn mua, chế độ chăm sóc khách hàng. Vì thế, tham khảo trước giá thiết bị, chú ý đúng model sản phẩm, để sở hữu đồ dùng ưng ý.
9. Không chạy theo khuyến mại: Các đợt sale được xem là thời điểm tốt để bạn mua đồ gia dụng. Tuy nhiên, cách tiết kiệm này không còn hiệu quả nếu đồ mua về không thực sự cần dùng đến, bạn mua chúng vì hạ giá, không quan tâm đến nguồn gốc, chất lượng lâu dài.