Điện thoại dường như là vật 24 tiếng bất ly thân, nhưng bạn có chắc rằng điện thoại của bạn đang an toàn? Rủi ro tài khoản, bại lộ tin nhắn cá nhân, hao tổn lưu lượng… đều xâm nhập vào điện thoại của bạn tự lúc nào không hay.
|
Ảnh minh họa.
|
Hãy học 10
thói quen dùng smartphone dưới đây để điện thoại của bạn tránh xa nguy hiểm.
1. Cẩn thận với các trò trắc nghiệm trên mạng
“Trắc nghiệm tình yêu qua tên của bạn”, “Đoán độ hợp qua nhóm máu”, “Vận thế của bạn qua ngày sinh”, “Kiếp trước bạn là ai?”… Khi bạn nhập vào họ tên, ngày sinh, số điện thoại, những tài liệu này sẽ được lưu hệ thống và có thể bị sử dụng bất hợp pháp. Trắc nghiệm chỉ là một trò tiêu khiển, nếu như bắt buộc nhập các thông tin này, bạn nên cẩn thận, đừng để trắc nghiệm trở thành “kẻ cướp bí mật”.
2. Tắt Bluetooth, GPS khi không dùng đến
Có người khi đến nơi nào cũng hỏi mật khẩu wifi, thậm chí còn tùy tiện kết nối với các tài khoản không dây không có mật khẩu, chấp nhận Bluetooth không rõ ràng. Một kiểm tra cho thấy, sau khi liên kết vào mạng lưới không rõ ràng, chỉ cần 5 phút, hacker đã có thể tấn công vào tất cả chức năng và tài liệu mật trong điện thoại. Cho nên, khi không dùng đến, tốt nhất nên tắt hết những thiết bị này đi, không chỉ an toàn mà còn tiết kiệm điện.
3. Nên nghĩ kĩ trước khi tự động đăng nhập
Nhiều người đều quen ấn vào nút tự động đăng nhập trong Wechat, Zalo, QQ, nhưng rất ít người ý thức được kẻ lừa đảo bắt đầu bước đầu tiên của mình thông qua việc tự động đăng nhập đó.
Nếu như mất điện thoại, người khác tự động đăng nhập thì làm thế nào? Nên đổi mật khẩu thường xuyên, nếu lâu không dùng nên thoát ra chứ không nên để ở chế độ tự động đăng nhập để tránh mất tài khoản.
4. Không nên dễ dàng click vào link lạ
“Bạn của bạn vừa đăng lên một bức ảnh, hãy ấn vào link để xem”, “Điện thoại của bạn đang không thể kết nối bình thường, ấn vào link dưới để thử lại”… Những dòng chữ được gửi từ bạn bè như thế này, nếu như tùy tiện click, bạn sẽ bị “đưa vào tròng”. Nếu như ấn vào, bạn sẽ có nguy cơ gặp rắc rối với tài khoản, tài khoản ngân hàng cũng như các thông tin cá nhân khác.
5. Khi cài đặt ứng dụng, không nên ấn “OK” toàn bộ
Hầu như tất cả các ứng dụng khi cài đặt đều hỏi “Gửi thông báo đến cho bạn” và “Sử dụng vị trí của bạn”. Có những người ngại phiền phức nên tất cả đều ấn “OK”, nhưng bạn không biết rằng, quá trình quét máy có thể khiến cho thông tin trong điện thoại đưa lên hệ thống phục vụ của mạng. Một khi những tin nhắn và thông tin cá nhân, vị trí của bạn… bị phát giác, sẽ rất dễ bị kẻ xấu đánh cắp.
6. Tỉnh táo trước dòng chữ “Đồng bộ hóa”
Danh bạ, tin nhắn, ảnh, nhật kí cuộc gọi, tài khoản cá nhân…. Trong máy có bao nhiêu là thứ như vậy, khi bạn cài một phần mềm diệt virus hay quét dọn máy, không nên ấn đồng bộ tất cả mà không phân biệt từng loại.
7. Tạm biệt điện thoại cũ phải tạm biệt “triệt để”
Một số ứng dụng hiện nay có thể khôi phục tin nhắn đã xóa từ máy điện thoại cũ, cho nên việc xóa bỏ các dữ liệu cá nhân trong máy cũ phải làm thật triệt để. Có thể download các ứng dụng “xé nhỏ” tin nhắn và ảnh để không thể khôi phục được nữa. Ngoài ra, điện thoại của mình không nên để người khác tự tiện sử dụng.
8. Cảnh giác với cả bạn bè trên mạng
Rất nhiều người cho rằng bạn bè đã kết bạn là người quen, cho nên tự cho là an toàn, đăng ảnh, đăng trạng thái đều rất tùy tiện. Nhất là những bậc phụ huynh hay khoe con trên mạng xã hội, nếu như bị kẻ xấu tóm được hình ảnh, thông tin trường, thông tin nơi ở, thì thật là một cơn ác mộng.
9. Vấn đề nhỏ cũng không nên coi thường
Rất nhiều điện thoại bị lộ thông tin hoặc bị nhiễm độc đều là do không để ý đến những chi tiết nhỏ. Ví dụ như GPS hoặc Bluetooth đột nhiên bật, lưu lượng biến mất đột ngột, tự động bật nguồn liên tục, tin nhắn rác gửi đến nhiều…. Khi gặp những trường hợp này nên cảnh giác, vì rất có thể bạn đang bị mất các dữ liệu mật trong máy.