1. Lau dọn cửa kính vào ngày nắng: do trời nắng, chất tẩy sẽ nhanh khô và để lại vết trên kính. Bạn nên chọn ngày nhiều mây, mát mẻ để lau kính. Các chất tẩy rửa khi phun lên bề mặt kính nên để khoảng 1 phút sau đó dùng khăn mềm, lau nhẹ để làm sạch vết bẩn.2. Dùng giấm và chanh mọi trường hợp: Hai nguyên liệu này phù hợp với làm sạch bồn rửa mặt, vòi hoa sen, đồ sứ trong nhà. Tuy nhiên, chúng không an toàn với bề mặt đá tự nhiên, gỗ, đá hoa cương. Bạn không nên dùng giấm và chanh cho vật liệu này.3. Dùng sai công cụ tẩy rửa: Một số công cụ như giẻ sắt, mút rửa hai mặt... không nên dùng cho chảo, đồ nhựa (chậu, cốc), chúng dễ gây vết trày xước (nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi) hoặc bong lớp chống dính của đồ dùng. 4. "Xài" quá liều hóa chất tẩy rửa: Liều lượng phù hợp thường được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Đối với mỗi loại đồ dùng, bạn nên làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.5. Không chú ý khi dùng chất tẩy trắng: Chất tẩy chứa Clo là kẻ thù không đội trời chung với vật dụng bằng thép không gỉ (vòi hoa sen, vòi nước). Ngoài ra, nếu có ý định trộn lẫn chất tẩy có chứa Clo với các thuốc tẩy rửa khác (nhất là chứa a-mô-ni-ắc), bạn nên dừng lại vì có nguy cơ tạo ra khí độc. 6. Dùng nước nóng không đúng cách: Đồ kim loại nhanh bị mất màu nếu rửa thường xuyên bằng nước nóng. Tốt nhất, bạn nên dùng hóa chất tự nhiên chuyên dụng dành cho đồ kim loại.
7. Giặt hỗn độn quần áo: Khi dọn dẹp, bạn có thói quen tống tất cả quần áo vào máy giặt. Điều này gây hại không nhỏ cho sức khỏe. Đồ nội y giặt lẫn với quần áo thông thường có nhiều bụi bẩn dễ nhiễm khuẩn chéo, vi khuẩn từ quần áo bẩn lây sang đồ nội y, gây bệnh cho bạn. Bạn nên phân loại quần áo, giặt đồ nhỏ riêng.8. Tẩy rửa mạnh tay: Việc mạnh tay với vết bẩn có thể khiến chúng loang rộng hoặc mài mòn bề mặt đồ dùng, tốt nhất, bạn nên thao tác cẩn thận với từng loại, dùng hóa chất phù hợp, tập trung vào khu vực có vết bẩn để không làm loang sang phần khác.
1. Lau dọn cửa kính vào ngày nắng: do trời nắng, chất tẩy sẽ nhanh khô và để lại vết trên kính. Bạn nên chọn ngày nhiều mây, mát mẻ để lau kính. Các chất tẩy rửa khi phun lên bề mặt kính nên để khoảng 1 phút sau đó dùng khăn mềm, lau nhẹ để làm sạch vết bẩn.
2. Dùng giấm và chanh mọi trường hợp: Hai nguyên liệu này phù hợp với làm sạch bồn rửa mặt, vòi hoa sen, đồ sứ trong nhà. Tuy nhiên, chúng không an toàn với bề mặt đá tự nhiên, gỗ, đá hoa cương. Bạn không nên dùng giấm và chanh cho vật liệu này.
3. Dùng sai công cụ tẩy rửa: Một số công cụ như giẻ sắt, mút rửa hai mặt... không nên dùng cho chảo, đồ nhựa (chậu, cốc), chúng dễ gây vết trày xước (nơi tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi) hoặc bong lớp chống dính của đồ dùng.
4. "Xài" quá liều hóa chất tẩy rửa: Liều lượng phù hợp thường được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. Đối với mỗi loại đồ dùng, bạn nên làm đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
5. Không chú ý khi dùng chất tẩy trắng: Chất tẩy chứa Clo là kẻ thù không đội trời chung với vật dụng bằng thép không gỉ (vòi hoa sen, vòi nước). Ngoài ra, nếu có ý định trộn lẫn chất tẩy có chứa Clo với các thuốc tẩy rửa khác (nhất là chứa a-mô-ni-ắc), bạn nên dừng lại vì có nguy cơ tạo ra khí độc.
6. Dùng nước nóng không đúng cách: Đồ kim loại nhanh bị mất màu nếu rửa thường xuyên bằng nước nóng. Tốt nhất, bạn nên dùng hóa chất tự nhiên chuyên dụng dành cho đồ kim loại.
7. Giặt hỗn độn quần áo: Khi dọn dẹp, bạn có thói quen tống tất cả quần áo vào máy giặt. Điều này gây hại không nhỏ cho sức khỏe. Đồ nội y giặt lẫn với quần áo thông thường có nhiều bụi bẩn dễ nhiễm khuẩn chéo, vi khuẩn từ quần áo bẩn lây sang đồ nội y, gây bệnh cho bạn. Bạn nên phân loại quần áo, giặt đồ nhỏ riêng.
8. Tẩy rửa mạnh tay: Việc mạnh tay với vết bẩn có thể khiến chúng loang rộng hoặc mài mòn bề mặt đồ dùng, tốt nhất, bạn nên thao tác cẩn thận với từng loại, dùng hóa chất phù hợp, tập trung vào khu vực có vết bẩn để không làm loang sang phần khác.