1. Không tắt nguồn điện thoại, máy tính bảng. Bạn cần tháo cáp kết nối và sạc ra khỏi thiết bị, không nên vệ sinh máy khi đang còn cắm sạc hoặc kết nối với laptop hoặc tivi. 2. Sử dụng nước để lau thiết bị. Điều này có vẻ khá đơn giản và dễ nhớ, tuy nhiên vẫn cần nhắc lại để bạn không tranh thủ, dùng nước lọc ngay bên cạnh mình để lau màn hình hoặc vỏ thiết bị. Ẩm ướt làm giảm tuổi thọ của điện thoại và máy tính bảng. 3. Không chọn lựa khăn lau cẩn thận. Bạn có thói quen dùng giấy vệ sinh để lau máy, song các hạt bụi trên giấy có thể gây xước màn hình, hơn nữa, bột giấy có thể bám lại các khe cắm của thiết bị. Bạn có thể dùng loại mềm, khô, hoặc vải chuyên dụng lau thiết bị. 4. Sử dụng chất tẩy rửa gia dụng cho điện thoại. Các hóa chất kháng khuẩn, làm sạch đồ gia dụng có khả năng bào mòn lớp phủ bảo vệ trên màn hình và bay lớp sơn ở vỏ máy, vì thế, bạn chỉ được dùng nước tẩy chuyên dụng dành cho máy tính bảng và điện thoại.Ngay cả chất tự nhiên như giấm và nước chanh cũng không thích hợp để sử dụng. 5. Nhầm lẫn chất tẩy rửa cho các loại màn hình khác nhau. Bạn kiểm tra chống chỉ định của nhà sản xuất để lựa chọn loại nước tẩy thích hợp. Không sử dụng chất tẩy rửa dành cho màn hình LCD cho loại màn hình cảm ứng. 6. Phun chất tẩy trực tiếp lên thiết bị. Ngoài ra, bạn hãy xịt chất tẩy lên khăn, làm ẩm khăn để lau máy thay vì phun chúng trực tiếp lên thiết bị. 7. Không vệ sinh bụi bám ở miếng dán màn hình. Bạn dùng chổi nhựa nhỏ, nhẹ nhàng quét sạch bụi bám ở miếng dán hoặc thay mới phụ kiện này của máy. 8. Không làm sạch cổng USB, giắc cắm thiết bị. Khi vệ sinh máy, với các vị trí khó lau sạch như cổng USB, giắc cắm... bạn thường bỏ qua chúng, chỉ vệ sinh vỏ và màn hình máy. Tuy nhiên, bạn nên thử bằng cách dùng tăm bông, lau nhẹ những bộ phận này.Sau khi hoàn thành việc vệ sinh cho thiết bị, bạn để máy khoảng 10 phút rồi khởi động lại để sử dụng.
1. Không tắt nguồn điện thoại, máy tính bảng. Bạn cần tháo cáp kết nối và sạc ra khỏi thiết bị, không nên vệ sinh máy khi đang còn cắm sạc hoặc kết nối với laptop hoặc tivi.
2. Sử dụng nước để lau thiết bị. Điều này có vẻ khá đơn giản và dễ nhớ, tuy nhiên vẫn cần nhắc lại để bạn không tranh thủ, dùng nước lọc ngay bên cạnh mình để lau màn hình hoặc vỏ thiết bị. Ẩm ướt làm giảm tuổi thọ của điện thoại và máy tính bảng.
3. Không chọn lựa khăn lau cẩn thận. Bạn có thói quen dùng giấy vệ sinh để lau máy, song các hạt bụi trên giấy có thể gây xước màn hình, hơn nữa, bột giấy có thể bám lại các khe cắm của thiết bị. Bạn có thể dùng loại mềm, khô, hoặc vải chuyên dụng lau thiết bị.
4. Sử dụng chất tẩy rửa gia dụng cho điện thoại. Các hóa chất kháng khuẩn, làm sạch đồ gia dụng có khả năng bào mòn lớp phủ bảo vệ trên màn hình và bay lớp sơn ở vỏ máy, vì thế, bạn chỉ được dùng nước tẩy chuyên dụng dành cho máy tính bảng và điện thoại.
Ngay cả chất tự nhiên như giấm và nước chanh cũng không thích hợp để sử dụng.
5. Nhầm lẫn chất tẩy rửa cho các loại màn hình khác nhau. Bạn kiểm tra chống chỉ định của nhà sản xuất để lựa chọn loại nước tẩy thích hợp. Không sử dụng chất tẩy rửa dành cho màn hình LCD cho loại màn hình cảm ứng.
6. Phun chất tẩy trực tiếp lên thiết bị. Ngoài ra, bạn hãy xịt chất tẩy lên khăn, làm ẩm khăn để lau máy thay vì phun chúng trực tiếp lên thiết bị.
7. Không vệ sinh bụi bám ở miếng dán màn hình. Bạn dùng chổi nhựa nhỏ, nhẹ nhàng quét sạch bụi bám ở miếng dán hoặc thay mới phụ kiện này của máy.
8. Không làm sạch cổng USB, giắc cắm thiết bị. Khi vệ sinh máy, với các vị trí khó lau sạch như cổng USB, giắc cắm... bạn thường bỏ qua chúng, chỉ vệ sinh vỏ và màn hình máy. Tuy nhiên, bạn nên thử bằng cách dùng tăm bông, lau nhẹ những bộ phận này.
Sau khi hoàn thành việc vệ sinh cho thiết bị, bạn để máy khoảng 10 phút rồi khởi động lại để sử dụng.