5 sự thật thú vị về chống rung quang học

Google News

(Kiến Thức) - Hầu hết máy ảnh và điện thoại ngày nay đều trang bị tính năng này, nhưng bạn có biết đằng sau đó là rất nhiều sự thật thú vị chưa?

1. Chống rung bằng cảm biến hay chống rung bằng ống kính?
[5.3.15] 5 su that thu vi ve chong rung quang hoc
 
Nguyên lí của chống rung quang học chính là sự dịch chuyển của các phần linh kiện trong máy ảnh làm triệt tiêu chuyển động rung có tác động đến kết quả hình ảnh. Chính vì vậy khi nhắc đến khái niệm chống rung quang học, chúng ta thường có hai trường phái chính: chống rung bằng cảm biếnchống rung bằng ống kính.
Chống rung bằng cảm biến là nhờ vào sự dịch chuyển của cảm biến trong thân máy. Có khá nhiều nhà sản xuất chọn phương pháp trên các mẫu máy ảnh của mình, tiêu biểu là Pentax. Trong khi đó phương pháp chống rung bằng ống kính thì được hai ông lớn Canon và Nikon áp dụng.
Ngoài ra thì hiện tại cũng đã có một số nhà sản xuất đi theo hướng kết hợp cả hai phương pháp này lại, như Sony và Olympus.
2. Ưu và nhược điểm của chống rung bằng cảm biến
[5.3.15] 5 su that thu vi ve chong rung quang hoc-Hinh-2
 
Nếu so sánh với phương pháp chống rung bằng ống kính, thì chống rung bằng cảm biến có một vài điểm vượt trội như có thể chống rung trên tất cả các ống kính sử dụng, vì thế chi phí để sở hữu tính năng này rẻ hơn nhiều so với chống rung trên từng ống kính. Việc tích hợp sẵn chống rung vào thân máy ảnh cũng khiến cho giá thành ống kính rẻ hơn, thiết kế nhỏ gọn hơn vì không phải trang bị nó trên từng ống nữa.
Tuy nhiên, chống rung bằng cảm biến cũng có một vài nhược điểm như bạn không thể thấy ngay kết quả chống rung khi ngắm qua ống ngắm quang OVF, khả năng lấy nét trong điều kiện thiếu sáng kém hơn, và chống rung cũng không thật sự hiệu quả khi sử dụng ống kính có tiêu cự lớn - từ khoảng 200mm trở lên.
3. Ưu và nhược điểm của chống rung bằng ống kính
[5.3.15] 5 su that thu vi ve chong rung quang hoc-Hinh-3
 
Một điểm thú vị khi nói đến chống rung quang học chính là những nhược điểm của phương pháp này lại là ưu điểm của phương pháp kia. Hầu hết các nhược điểm trên chống rung bằng cảm biến lại đều là thứ mà chống rung bằng ống kính nổi trội.
Chống rung bằng ống kính luôn cho hiệu quả tối ưu trên từng chiếc lens một, đặc biệt là các lens có tiêu cự lớn. Kết quả chống rung có thể nhìn thấy ngay trên ống ngắm, và thân máy ảnh cũng sẽ nhỏ và rẻ hơn so với việc trang bị chống rung bằng cảm biến.
Tuy nhiên nhược điểm của chống rung bằng ống kính là chi phí tốn kém do phải chi nhiều tiền hơn cho từng ống kính khác nhau, cơ chế motor chống rung trên ống kính đôi khi cũng phát ra âm thanh to, và đặc biệt là bokeh của ảnh có thể bị méo khi chống rung bằng ống kính.
4. Một số thuật ngữ chống rung của các hãng sản xuất máy ảnh trên sản phẩm
[5.3.15] 5 su that thu vi ve chong rung quang hoc-Hinh-4
 
Mặc dù đều trang bị công nghệ chống rung tương tự nhau, nhưng các nhà sản xuất đều sử dụng một cái tên và kí hiệu riêng trên các sản phẩm của mình. Dưới đây là các kí hiệu của từng thương hiệu để bạn nhận biết sản phẩm này có trang bị tính năng chống rung hay không.
IS - Image Stabilization (Canon), VR - Vibration Reduction (Nikon), OS - Optical Stabilization (Sigma), SSS - Super Steady Shot/OSS - Optical Steady Shot (Sony), MegaOIS - Mega Optical Image Stabilization (Panasonic và Leica), VC - Vibration Compensation (Tamron), SR - Shake Reduction (Pentax).
5. Chống rung quang học trên điện thoại sử dụng phương pháp nào
[5.3.15] 5 su that thu vi ve chong rung quang hoc-Hinh-5
 
Nếu như đã hiểu biết về chống rung quang học, thì một câu hỏi chắc chắn bạn sẽ đặt ra là "Chống rung quang học trên các mẫu smartphone hiện tại sử dụng theo phương pháp nào?"
Các nhà sản xuất đều không tiết lộ cụ thể phương pháp chống rung mình sử dụng, nhưng hầu hết các module máy ảnh tích hợp trên smartphone đều sẽ áp dụng hai phương pháp chính, bao gồm: Chống rung bằng ống kính (Lens Shift) và chống rung bằng cả cụm module cảm biến và ống kính (Camera Tilt).
Hiện tại gần như toàn bộ các mẫu smartphone đầu bảng của các nhà sản xuất đều trang bị chống rung quang học. Ví dụ như Samsung Galaxy S6, LG G3, HTC One M9, iPhone 6 Plus,...

Trần Đăng

Bình luận(0)