Marshall London. Điểm độc đáo của sản phẩm đến từ hãng âm thanh Anh là có hai giắc cắm tai nghe được đặt đối xứng với nút truy cập nhanh vào ứng dụng nghe nhạc nằm ở đỉnh máy, còn nút chỉnh âm lượng là bánh răng bằng kim loại giống như trên các máy nghe nhạc cổ điển trước đây. Ngoài hệ thống hai loa ở mặt trước, London còn được trang bị chip xử lý âm thanh của Wolfson cho phép xử lý nhạc lossless chất lượng cao 192 kHz/24-bit. HTC 1. Dòng One của HTC cũng như mẫu Android mới nhất HTC 10 luôn ghi điểm về âm thanh, đặc biệt ở hệ thống loa ngoài BoomSound cùng một số công nghệ tích hợp bên trong như Beats Audio. Trên HTC 10, thay vì sử dụng loa kép, máy còn cải thiện chất lượng nhạc bằng cách chia ra một loa ngoài cung cấp âm thanh treble và một loa ngoài nữa cung cấp tiếng trầm riêng. Smartphone mới của HTC còn sở hữu khả năng xử lý nhạc số chất lượng cao, đạt chuẩn âm thanh chất lượng cao Hi-res khi được tích hợp DAC riêng cho phép giải mã nhạc số 24-bit. LG G5. Thiết kế tháo lắp phần cứng để nâng cấp tính năng là sự độc đáo ở G5. Nhờ thế, mẫu smartphone Android của LG có thể biến thành một máy nghe nhạc cao cấp khi cần, thông qua việc gắn thêm module xử lý nhạc Hi-Fi Plus vào phần đuôi. Phụ kiện này do hãng âm thanh Bang & Olufsen phát triển. Bộ xử lý âm thanh Hi-Fi Plus của LG G5 cũng được coi là một DAC riêng, cho phép chuyển đổi tín hiệu nhạc số chất lượng cao thành tín hiệu analog và đóng vai trò là một ampli phối ghép với nhiều kiểu tai nghe khác nhau. iPhone 6s. Không có loa kép như HTC 10 cũng không có DAC âm thanh riêng như LG G5, iPhone 6s vẫn được đánh giá là smartphone chơi nhạc chuẩn mực nhờ sự kết hợp hài hoà từ phần cứng, hiệu quả âm thanh đem lại cho tới tai nghe và kho nhạc số bản quyền chất lượng iTunes. iPhone hay iPhone 6s cũng được nhiều hãng sản xuất đồ âm thanh từ tai nghe tới loa di động, loa Hi-Fi hay dàn âm thanh, đầu đĩa... tối ưu khi kết nối. Nhờ thế, chất lượng âm thanh mà iPhone 6s thường tốt hơn hầu hết các smartphone cao cấp khác trên thị trường. LG V10. Trước khi G5 xuất hiện, V10 là mẫu smartphone Android có khả năng xử lý nhạc số và chơi nhạc tốt nhất trên thị trường. Module xử lý nhạc 32-bit được LG tích hợp sẵn vào phần cứng bên trong V10. Bộ xử lý âm thanh DAC của sản phẩm giống như máy chơi nhạc số chuyên dụng khi dùng chip ESS 9018C2M và chip amp ESS9602C. Từ các định dạng lossless quen thuộc như FLAC, ALAC đến định dạng DSD dung lượng cao mới mẻ, máy đều có thể xử lý ổn. Thậm chí, khi cắm tai nghe bất kỳ, LG V10 tự động nhận diện trở kháng và đưa ra mức điều chỉnh gain phù hợp.
Marshall London. Điểm độc đáo của sản phẩm đến từ hãng âm thanh Anh là có hai giắc cắm tai nghe được đặt đối xứng với nút truy cập nhanh vào ứng dụng nghe nhạc nằm ở đỉnh máy, còn nút chỉnh âm lượng là bánh răng bằng kim loại giống như trên các máy nghe nhạc cổ điển trước đây. Ngoài hệ thống hai loa ở mặt trước, London còn được trang bị chip xử lý âm thanh của Wolfson cho phép xử lý nhạc lossless chất lượng cao 192 kHz/24-bit.
HTC 1. Dòng One của HTC cũng như mẫu Android mới nhất HTC 10 luôn ghi điểm về âm thanh, đặc biệt ở hệ thống loa ngoài BoomSound cùng một số công nghệ tích hợp bên trong như Beats Audio. Trên HTC 10, thay vì sử dụng loa kép, máy còn cải thiện chất lượng nhạc bằng cách chia ra một loa ngoài cung cấp âm thanh treble và một loa ngoài nữa cung cấp tiếng trầm riêng. Smartphone mới của HTC còn sở hữu khả năng xử lý nhạc số chất lượng cao, đạt chuẩn âm thanh chất lượng cao Hi-res khi được tích hợp DAC riêng cho phép giải mã nhạc số 24-bit.
LG G5. Thiết kế tháo lắp phần cứng để nâng cấp tính năng là sự độc đáo ở G5. Nhờ thế, mẫu smartphone Android của LG có thể biến thành một máy nghe nhạc cao cấp khi cần, thông qua việc gắn thêm module xử lý nhạc Hi-Fi Plus vào phần đuôi. Phụ kiện này do hãng âm thanh Bang & Olufsen phát triển. Bộ xử lý âm thanh Hi-Fi Plus của LG G5 cũng được coi là một DAC riêng, cho phép chuyển đổi tín hiệu nhạc số chất lượng cao thành tín hiệu analog và đóng vai trò là một ampli phối ghép với nhiều kiểu tai nghe khác nhau.
iPhone 6s. Không có loa kép như HTC 10 cũng không có DAC âm thanh riêng như LG G5, iPhone 6s vẫn được đánh giá là smartphone chơi nhạc chuẩn mực nhờ sự kết hợp hài hoà từ phần cứng, hiệu quả âm thanh đem lại cho tới tai nghe và kho nhạc số bản quyền chất lượng iTunes. iPhone hay iPhone 6s cũng được nhiều hãng sản xuất đồ âm thanh từ tai nghe tới loa di động, loa Hi-Fi hay dàn âm thanh, đầu đĩa... tối ưu khi kết nối. Nhờ thế, chất lượng âm thanh mà iPhone 6s thường tốt hơn hầu hết các smartphone cao cấp khác trên thị trường.
LG V10. Trước khi G5 xuất hiện, V10 là mẫu smartphone Android có khả năng xử lý nhạc số và chơi nhạc tốt nhất trên thị trường. Module xử lý nhạc 32-bit được LG tích hợp sẵn vào phần cứng bên trong V10. Bộ xử lý âm thanh DAC của sản phẩm giống như máy chơi nhạc số chuyên dụng khi dùng chip ESS 9018C2M và chip amp ESS9602C. Từ các định dạng lossless quen thuộc như FLAC, ALAC đến định dạng DSD dung lượng cao mới mẻ, máy đều có thể xử lý ổn. Thậm chí, khi cắm tai nghe bất kỳ, LG V10 tự động nhận diện trở kháng và đưa ra mức điều chỉnh gain phù hợp.