LG G4. LG có nhiều năm kinh nghiệm tích hợp những công nghệ camera hiện đại bậc nhất vào các thiết bị của mình. Sau khi LG Optimis 3D, chiếc smartphone đầu tiên trang bị camera kép 3D, và chiếc LG G3, smartphone chạy Android đầu tiên trang bị khả năng lấy nét bằng laser ra đời, trong năm nay, LG lại tung ra thị trường một siêu phẩm mới, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực camera. Camera LG G4 được trang bị cảm biến 16MP, khẩu độ f/1.8, là khẩu độ camear rộng nhất so với tất cả các smartphone Android hiện nay. Camera chính có khả năng chống rung quang học, hệ thống lấy nét bằng laser, và cảm biến quang phổ mới có khả năng xác định điều kiện ánh sáng và tính toán độ cân bằng trắng. HTC One M9+. Sau khi ra mắt chiếc One M8 với camera kép vào năm ngoái, HCT đáng lẽ có thể đã quay trở lại một công nghệ camera chính thông thường hơn với One M9, nhưng hãng này đã không làm như vậy. Chiếc One M9+, phiên bản lớn hơn của One M9 dành riêng cho thị trường châu Á được trang bị camera kép với độ phân giải 20.7 MP. Giống như chiếc M8 của năm ngoái, camera M9+ cho phép người sử dụng tạo hiệu ứng bokeh và 3D với những bức ảnh được chụp.Mặt trước HTC One M9+ trang bị camera “Ultrapixel” 4MP, một cảm biến với điểm ảnh khá lớn lên tới 2 µm để chụp những bức ảnh tốt nhất trong điều kiện thiếu sáng. Huawei Honor 6 Plus. Trong năm 2015, Huawei cho ra mắt chiếc smartphone đầu tiên với camera kép, Huawei Honor 6 Plus, nối tiếp hướng đi của LG và HTC. Huawei Honor 6 Plus được trang bị cụm camera kép 8MP, cho phép tạo hiệu ứng bokeh và 3D giống như chiếc HTC One M8. Cảm biến có điểm ảnh khá lớn lên tới 1.85 µm, có khả năng chụp ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng. Khẩu độ thiết bị cũng khá lớn f/2.0 và ống kính có khẩu độ f/2.4. Huawei cho biết chiếc Honor 6 Plus có khả năng lấy tiêu cự siêu nhanh trong 0,1 giây. Gionee Elife E8. Chiếc Gionee Elife E8 đặt điểm nhấn quan trọng nhất của thiết bị vào camera. Camera chính có cảm biến khá lớn 1/2,3 inch, độ phân giải 24MP với cụm đèn flash LED kép và một ống kính có khẩu độ f/2.0. Điểm thú vị nhất trên chiếc camera chính này đó chính là phần mềm dành riêng cho phép người dùng cho phép kết hợp nhiều bức ảnh vào nhau với độ phân giải lên tới 100MP. Megapixel chưa bao giờ là toàn bộ vấn đề, nhưng độ phân giải cao, nhiều chi tiết ảnh được hiện rõ hơn thì lại là một điều mọi người dùng đều quan tâm. Ống kính thiết bị cũng khá đặc biệt, được bảo vệ bởi một lớp kính sapphire chống xước. Panasonic Lumix DMC-CM1. Chiếc smartphone thứ 4 được nhắc đến trong bài viết này không hẳn là một smartphone. Panasonic Lumix DMC-CM1 giống một chiếc máy ảnh lai hơn là một smartphone đơn thuần. Lumix được trang bị cảm biến lớn nhất hiện nay với kích thước 1 inch, có thể chụp ảnh độ phân giải 20MP. Thiết bị cũng cho phép người sử dụng thay đổi khẩu độ ống kính từ f/2.8 đến f/11.0, còn chuẩn ISO có thể thay đổi từ 100 – 25.600. Nhược điểm lớn nhất của thiết bị này là nó có giá tới 1.000 USD.
LG G4. LG có nhiều năm kinh nghiệm tích hợp những công nghệ camera hiện đại bậc nhất vào các thiết bị của mình. Sau khi LG Optimis 3D, chiếc smartphone đầu tiên trang bị camera kép 3D, và chiếc LG G3, smartphone chạy Android đầu tiên trang bị khả năng lấy nét bằng laser ra đời, trong năm nay, LG lại tung ra thị trường một siêu phẩm mới, sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực camera. Camera LG G4 được trang bị cảm biến 16MP, khẩu độ f/1.8, là khẩu độ camear rộng nhất so với tất cả các smartphone Android hiện nay. Camera chính có khả năng chống rung quang học, hệ thống lấy nét bằng laser, và cảm biến quang phổ mới có khả năng xác định điều kiện ánh sáng và tính toán độ cân bằng trắng.
HTC One M9+. Sau khi ra mắt chiếc One M8 với camera kép vào năm ngoái, HCT đáng lẽ có thể đã quay trở lại một công nghệ camera chính thông thường hơn với One M9, nhưng hãng này đã không làm như vậy. Chiếc One M9+, phiên bản lớn hơn của One M9 dành riêng cho thị trường châu Á được trang bị camera kép với độ phân giải 20.7 MP. Giống như chiếc M8 của năm ngoái, camera M9+ cho phép người sử dụng tạo hiệu ứng bokeh và 3D với những bức ảnh được chụp.Mặt trước HTC One M9+ trang bị camera “Ultrapixel” 4MP, một cảm biến với điểm ảnh khá lớn lên tới 2 µm để chụp những bức ảnh tốt nhất trong điều kiện thiếu sáng.
Huawei Honor 6 Plus. Trong năm 2015, Huawei cho ra mắt chiếc smartphone đầu tiên với camera kép, Huawei Honor 6 Plus, nối tiếp hướng đi của LG và HTC. Huawei Honor 6 Plus được trang bị cụm camera kép 8MP, cho phép tạo hiệu ứng bokeh và 3D giống như chiếc HTC One M8. Cảm biến có điểm ảnh khá lớn lên tới 1.85 µm, có khả năng chụp ảnh tốt trong điều kiện thiếu sáng. Khẩu độ thiết bị cũng khá lớn f/2.0 và ống kính có khẩu độ f/2.4. Huawei cho biết chiếc Honor 6 Plus có khả năng lấy tiêu cự siêu nhanh trong 0,1 giây.
Gionee Elife E8. Chiếc Gionee Elife E8 đặt điểm nhấn quan trọng nhất của thiết bị vào camera. Camera chính có cảm biến khá lớn 1/2,3 inch, độ phân giải 24MP với cụm đèn flash LED kép và một ống kính có khẩu độ f/2.0. Điểm thú vị nhất trên chiếc camera chính này đó chính là phần mềm dành riêng cho phép người dùng cho phép kết hợp nhiều bức ảnh vào nhau với độ phân giải lên tới 100MP. Megapixel chưa bao giờ là toàn bộ vấn đề, nhưng độ phân giải cao, nhiều chi tiết ảnh được hiện rõ hơn thì lại là một điều mọi người dùng đều quan tâm. Ống kính thiết bị cũng khá đặc biệt, được bảo vệ bởi một lớp kính sapphire chống xước.
Panasonic Lumix DMC-CM1. Chiếc smartphone thứ 4 được nhắc đến trong bài viết này không hẳn là một smartphone. Panasonic Lumix DMC-CM1 giống một chiếc máy ảnh lai hơn là một smartphone đơn thuần. Lumix được trang bị cảm biến lớn nhất hiện nay với kích thước 1 inch, có thể chụp ảnh độ phân giải 20MP. Thiết bị cũng cho phép người sử dụng thay đổi khẩu độ ống kính từ f/2.8 đến f/11.0, còn chuẩn ISO có thể thay đổi từ 100 – 25.600. Nhược điểm lớn nhất của thiết bị này là nó có giá tới 1.000 USD.