1. uMake (miễn phí). Được đánh giá là một trong những ứng dụng
thiết kế đồ họa 3D miễn phí nhưng mạnh mẽ nhất hiện nay. uMake hỗ trợ
người dùng phác họa các bản thảo 2D hay thiết kế hình đồ họa trong không
gian 3D. Ứng dụng này cũng hỗ trợ thêm hình ảnh từ thư viện để phục vụ
cho việc định hình ý tưởng. Với khả năng tối ưu cho bút Apple Pencil,
uMake có thể tạo ra các đường cong với các nét đậm, nhạt khác nhau. Tiện
ích cũng hỗ trợ nhân bản các hình theo dạng đối xứng, chuyển hình dạng
(transform) qua lại giữa các hình vẽ, tạo hình tròn, eclip… nhanh chóng
với công cụ Polar Array tích hợp. 2. Procreate (5,99 USD). Procreate là ứng dụng vẽ và phát thảo
khá nổi tiếng dành cho di động của hãng Savage Interactive. Với bộ công
cụ đầy đủ cho vẽ hình minh họa, vẽ tranh hay phát thảo ý tưởng, tiện ích
này sẽ cần thiết cho dân thiết kế, nhất là các họa sĩ và kiến trúc sư
chuyên nghiệp. Procreate hỗ trợ tạo hình với độ phân giải siêu cao để
phục vụ in ấn với 128 mẫu cọ vẽ (brush), hỗ trợ tương tác với các lớp
(layer). Hơn nữa, tiện ích cũng hỗ trợ engine vẽ đồ họa 64-bit Silica
nhanh nhất trên hệ điều hành iOS hiện nay.
3. Complete Anatomy (miễn phí). Công cụ tạo hình 3 chiều cho
ngành y tế Complete Anatomy sẽ rất cần thiết cho giảng viên, sinh viên
và cả các y bác sĩ. Tiện ích này hiện đã hỗ trợ nền tảng chia sẻ dựa
trên điện toán đám mây, giúp người dùng có thể tạo và gửi cho người dùng
khác dễ dàng hơn.
4. Evernote (miễn phí). Bên cạnh việc hỗ trợ đồng hồ thông minh
Apple Watch, các phiên bản được cập nhật mới đây của Evernote đã hỗ trợ
hoàn chỉnh iPad Pro và bút cảm ứng Apple Pencil. Giờ đây, bạn có thể tạo
các bản phát thảo bằng bút cảm ứng mới của Apple với nét thanh, đậm
cũng như thao tác đa nhiệm với cửa sổ kép trên iPad Pro.
5. Adobe Photoshop Sketch (miễn phí). Công cụ vẽ nổi tiếng của
Adobe dành cho iOS hiện đã hỗ trợ iPad Pro và bút cảm ứng. Photoshop
Sketch phiên bản mới hỗ trợ phác thảo và vẽ chuyên nghiệp với đầy đủ
công cụ. Tiện ích này cũng hỗ trợ lưu và chuyển file PSD sang ứng dụng
Photoshop CC. Ngoài ra, Photoshop Sketch cũng có thể tăng kích thước các
file hình ảnh độ phân giải cao của ứng dụng Illustrator CC lên gấp 4
lần để phục vụ in ấn.
6. Paper (miễn phí). Ứng dụng ghi chú, phác thảo Paper khá nổi
tiếng với khả năng tương tác nhanh và ghi lại mọi ý tưởng vừa lóe ra
trong đầu của người dùng. Bên cạnh chức năng tạo danh sách công việc cần
làm, tạo nhật ký bằng hình ảnh và tạo sơ đồ thì Paper còn có thể hỗ trợ
vẽ phác thảo, ghi chú với hình ảnh và đồ họa.
7. Graphic (8,99 USD). Mặc dù là tiện ích có phí, nhưng ứng dụng
di động Graphic của Autodesk hiện có lượng người dùng đông đảo nhờ khả
năng hỗ trợ nhiều chức năng tương tự như phần mềm trên desktop. Graphic
hỗ trợ chức năng thiết kế, phát thảo và vẽ chuyên nghiệp trên iPad. Với
đầy đủ các công cụ giúp người dùng chuyên nghiệp tạo ra các tác phẩm có
độ chi tiết cao.
8. Adobe Comp CC (miễn phí). Ứng dụng Comp CC của Adobe nổi bật
với khả năng tạo hình phác thảo với nhiều công cụ để phục vụ việc in ấn,
xuất bản lên web hay tạo nhanh các tác phẩm đồ họa khác trên di động
như hình ảnh, font chữ… Tiện ích này có thể sử dụng phối hợp với những
công cụ khác của Adobe như Photoshop CC, Illustrator CC hay InDesign CC.
9. Notability (5,99 USD). Là một trong các ứng dụng cần thiết
(Essentials) được Apple đề xuất, Notability được người dùng ưa thích nhờ
khả năng ghi chú ưu việt và chú thích trên file PDF. Hướng đến đối
tượng là sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà báo và các doanh nhân,
Notability hỗ trợ khá đầy đủ các tính năng để lưu lại ý tưởng từ việc
tạo ghi chú, vẽ, thêm chú thích ngay trên file định dạng PDF, vẽ ngay
trên hình, ghi âm thanh… Công cụ này hiện tại đã hỗ trợ đồng bộ dữ liệu
qua iCloud cũng như vẽ nét thanh, nét đậm với Apple Pencil trên iPad
Pro.
10. Moxtra (miễn phí). Công cụ làm việc nhóm nổi tiếng này hiện
đã hỗ trợ chức năng vẽ ngay trên file cộng tác, xem trước hình ảnh, vẽ
biểu đồ nhanh với bút Apple Pencil, tất nhiên Moxtra cũng có thể nhận
diện lực nhấn, độ nghiêng của bút để đưa ra nét vẽ chính xác như với bút
chì thật.
1. uMake (miễn phí). Được đánh giá là một trong những ứng dụng
thiết kế đồ họa 3D miễn phí nhưng mạnh mẽ nhất hiện nay. uMake hỗ trợ
người dùng phác họa các bản thảo 2D hay thiết kế hình đồ họa trong không
gian 3D. Ứng dụng này cũng hỗ trợ thêm hình ảnh từ thư viện để phục vụ
cho việc định hình ý tưởng. Với khả năng tối ưu cho bút Apple Pencil,
uMake có thể tạo ra các đường cong với các nét đậm, nhạt khác nhau. Tiện
ích cũng hỗ trợ nhân bản các hình theo dạng đối xứng, chuyển hình dạng
(transform) qua lại giữa các hình vẽ, tạo hình tròn, eclip… nhanh chóng
với công cụ Polar Array tích hợp.
2. Procreate (5,99 USD). Procreate là ứng dụng vẽ và phát thảo
khá nổi tiếng dành cho di động của hãng Savage Interactive. Với bộ công
cụ đầy đủ cho vẽ hình minh họa, vẽ tranh hay phát thảo ý tưởng, tiện ích
này sẽ cần thiết cho dân thiết kế, nhất là các họa sĩ và kiến trúc sư
chuyên nghiệp. Procreate hỗ trợ tạo hình với độ phân giải siêu cao để
phục vụ in ấn với 128 mẫu cọ vẽ (brush), hỗ trợ tương tác với các lớp
(layer). Hơn nữa, tiện ích cũng hỗ trợ engine vẽ đồ họa 64-bit Silica
nhanh nhất trên hệ điều hành iOS hiện nay.
3. Complete Anatomy (miễn phí). Công cụ tạo hình 3 chiều cho
ngành y tế Complete Anatomy sẽ rất cần thiết cho giảng viên, sinh viên
và cả các y bác sĩ. Tiện ích này hiện đã hỗ trợ nền tảng chia sẻ dựa
trên điện toán đám mây, giúp người dùng có thể tạo và gửi cho người dùng
khác dễ dàng hơn.
4. Evernote (miễn phí). Bên cạnh việc hỗ trợ đồng hồ thông minh
Apple Watch, các phiên bản được cập nhật mới đây của Evernote đã hỗ trợ
hoàn chỉnh iPad Pro và bút cảm ứng Apple Pencil. Giờ đây, bạn có thể tạo
các bản phát thảo bằng bút cảm ứng mới của Apple với nét thanh, đậm
cũng như thao tác đa nhiệm với cửa sổ kép trên iPad Pro.
5. Adobe Photoshop Sketch (miễn phí). Công cụ vẽ nổi tiếng của
Adobe dành cho iOS hiện đã hỗ trợ iPad Pro và bút cảm ứng. Photoshop
Sketch phiên bản mới hỗ trợ phác thảo và vẽ chuyên nghiệp với đầy đủ
công cụ. Tiện ích này cũng hỗ trợ lưu và chuyển file PSD sang ứng dụng
Photoshop CC. Ngoài ra, Photoshop Sketch cũng có thể tăng kích thước các
file hình ảnh độ phân giải cao của ứng dụng Illustrator CC lên gấp 4
lần để phục vụ in ấn.
6. Paper (miễn phí). Ứng dụng ghi chú, phác thảo Paper khá nổi
tiếng với khả năng tương tác nhanh và ghi lại mọi ý tưởng vừa lóe ra
trong đầu của người dùng. Bên cạnh chức năng tạo danh sách công việc cần
làm, tạo nhật ký bằng hình ảnh và tạo sơ đồ thì Paper còn có thể hỗ trợ
vẽ phác thảo, ghi chú với hình ảnh và đồ họa.
7. Graphic (8,99 USD). Mặc dù là tiện ích có phí, nhưng ứng dụng
di động Graphic của Autodesk hiện có lượng người dùng đông đảo nhờ khả
năng hỗ trợ nhiều chức năng tương tự như phần mềm trên desktop. Graphic
hỗ trợ chức năng thiết kế, phát thảo và vẽ chuyên nghiệp trên iPad. Với
đầy đủ các công cụ giúp người dùng chuyên nghiệp tạo ra các tác phẩm có
độ chi tiết cao.
8. Adobe Comp CC (miễn phí). Ứng dụng Comp CC của Adobe nổi bật
với khả năng tạo hình phác thảo với nhiều công cụ để phục vụ việc in ấn,
xuất bản lên web hay tạo nhanh các tác phẩm đồ họa khác trên di động
như hình ảnh, font chữ… Tiện ích này có thể sử dụng phối hợp với những
công cụ khác của Adobe như Photoshop CC, Illustrator CC hay InDesign CC.
9. Notability (5,99 USD). Là một trong các ứng dụng cần thiết
(Essentials) được Apple đề xuất, Notability được người dùng ưa thích nhờ
khả năng ghi chú ưu việt và chú thích trên file PDF. Hướng đến đối
tượng là sinh viên, học sinh, giáo viên, nhà báo và các doanh nhân,
Notability hỗ trợ khá đầy đủ các tính năng để lưu lại ý tưởng từ việc
tạo ghi chú, vẽ, thêm chú thích ngay trên file định dạng PDF, vẽ ngay
trên hình, ghi âm thanh… Công cụ này hiện tại đã hỗ trợ đồng bộ dữ liệu
qua iCloud cũng như vẽ nét thanh, nét đậm với Apple Pencil trên iPad
Pro.
10. Moxtra (miễn phí). Công cụ làm việc nhóm nổi tiếng này hiện
đã hỗ trợ chức năng vẽ ngay trên file cộng tác, xem trước hình ảnh, vẽ
biểu đồ nhanh với bút Apple Pencil, tất nhiên Moxtra cũng có thể nhận
diện lực nhấn, độ nghiêng của bút để đưa ra nét vẽ chính xác như với bút
chì thật.