Năm 8 tuổi, Zachary Jones (Gateshead, Anh) được chẩn đoán mắc bệnh Perthes (tình trạng viêm khớp háng). Các bác sĩ cảnh báo anh sẽ không thể đi lại bình thường được nữa. Từ một cậu bé hiếu động, Jones phải từ bỏ môn bóng đá yêu thích, ngồi trên xe lăn và gián đoạn việc học trong nhiều tháng.Các bác sĩ cũng khuyên Jones nên từ bỏ suy nghĩ có thể chạy nhảy được như trước. Bên cạnh đó, anh không được dồn quá nhiều lực vào phần chân phải để tránh gây tổn thương thêm. "Thật đau lòng, điều đó giống như việc tương lai của tôi đã sụp đổ hoàn toàn vậy. Tôi từng có ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp", Jones nói với Metro.Trong khoảng 2 năm đầu sau khi bị bệnh, Jones dành phần lớn thời gian ở trong nhà, trên chiếc xe lăn và hạn chế hoạt động. Sau đó, chàng trai sinh năm 1996 không muốn đầu hàng số phận, bắt đầu tập đứng, đi trở lại."Tôi nghĩ mình không thể ngồi xe lăn cả đời được, phải làm gì đó để thoát khỏi tình cảnh ấy. Mỗi lần đứng lên, cơn đau ập đến khiến tôi ngã quỵ nhưng tôi cứ lặp đi lặp lại động tác đó", Jones kể. Có thời điểm, anh bị mẹ mắng vì tập luyện quá nhiều, sợ tình hình nặng thêm.Dần dần, mọi nỗ lực của Jones cũng được đền đáp khi anh tiến triển tốt, có thể đi lại với nạng, không còn cần ngồi xe lăn. Cứ thế, cùng sự trợ giúp của đôi nạng, anh tập đi nhanh hơn rồi bắt đầu những bước chạy ngắn. Đến năm 16 tuổi, tình trạng của anh đã cải thiện đáng kể.Jones cũng bắt đầu tập gym để nâng cao thể lực. Dần dần, khi chàng trai 24 tuổi tìm thấy niềm đam mê với thể dục cũng là lúc chân anh hồi phục gần như hoàn toàn. "Đó thực sự là một phép màu, từ việc được chẩn đoán không thể đi lại bình thường, tôi thậm chí còn tham gia các cuộc thi chạy hay nâng tạ lên tới 100 kg", anh bày tỏ.Hiện, Jones là huấn luyện viên cá nhân (PT) và sở hữu hình thể vạm vỡ, săn chắc. Chia sẻ câu chuyện về hành trình hồi phục của bản thân, anh hy vọng có thể truyền cảm hứng, động lực cho những người có chung cảnh ngộ vượt lên chính mình.
Năm 8 tuổi, Zachary Jones (Gateshead, Anh) được chẩn đoán mắc bệnh Perthes (tình trạng viêm khớp háng). Các bác sĩ cảnh báo anh sẽ không thể đi lại bình thường được nữa. Từ một cậu bé hiếu động, Jones phải từ bỏ môn bóng đá yêu thích, ngồi trên xe lăn và gián đoạn việc học trong nhiều tháng.
Các bác sĩ cũng khuyên Jones nên từ bỏ suy nghĩ có thể chạy nhảy được như trước. Bên cạnh đó, anh không được dồn quá nhiều lực vào phần chân phải để tránh gây tổn thương thêm. "Thật đau lòng, điều đó giống như việc tương lai của tôi đã sụp đổ hoàn toàn vậy. Tôi từng có ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp", Jones nói với Metro.
Trong khoảng 2 năm đầu sau khi bị bệnh, Jones dành phần lớn thời gian ở trong nhà, trên chiếc xe lăn và hạn chế hoạt động. Sau đó, chàng trai sinh năm 1996 không muốn đầu hàng số phận, bắt đầu tập đứng, đi trở lại.
"Tôi nghĩ mình không thể ngồi xe lăn cả đời được, phải làm gì đó để thoát khỏi tình cảnh ấy. Mỗi lần đứng lên, cơn đau ập đến khiến tôi ngã quỵ nhưng tôi cứ lặp đi lặp lại động tác đó", Jones kể. Có thời điểm, anh bị mẹ mắng vì tập luyện quá nhiều, sợ tình hình nặng thêm.
Dần dần, mọi nỗ lực của Jones cũng được đền đáp khi anh tiến triển tốt, có thể đi lại với nạng, không còn cần ngồi xe lăn. Cứ thế, cùng sự trợ giúp của đôi nạng, anh tập đi nhanh hơn rồi bắt đầu những bước chạy ngắn. Đến năm 16 tuổi, tình trạng của anh đã cải thiện đáng kể.
Jones cũng bắt đầu tập gym để nâng cao thể lực. Dần dần, khi chàng trai 24 tuổi tìm thấy niềm đam mê với thể dục cũng là lúc chân anh hồi phục gần như hoàn toàn. "Đó thực sự là một phép màu, từ việc được chẩn đoán không thể đi lại bình thường, tôi thậm chí còn tham gia các cuộc thi chạy hay nâng tạ lên tới 100 kg", anh bày tỏ.
Hiện, Jones là huấn luyện viên cá nhân (PT) và sở hữu hình thể vạm vỡ, săn chắc. Chia sẻ câu chuyện về hành trình hồi phục của bản thân, anh hy vọng có thể truyền cảm hứng, động lực cho những người có chung cảnh ngộ vượt lên chính mình.