Trọng tài sai hàng loạt, Ban trọng tài thì thế nào?

Google News

Những ngày qua, dư âm quả phạt đền phút bù giờ trên sân Pleiku cứ nóng quanh chuyện Minh Vương “quay xe” dù đó không phải là trọng tâm của vấn đề.

Những ngày qua, dư âm quả phạt đền ở phút bù giờ trên sân Pleiku cứ nóng quanh chuyện Minh Vương “quay xe” dù đó không phải là trọng tâm của vấn đề.
Quả 11 m đó giúp HA Gia Lai lấy lại 1 điểm rất quan trọng trong khi Bình Định thì mất đi 2 điểm trong cuộc đua đến ngôi vô địch.
Mất điểm oan thì ai cũng tức nhưng nếu tính xuyên suốt giải thì Bình Định cũng từng được hưởng lợi từ cái sai của trọng tài, mà cụ thể là pha ghi bàn bằng tay của Xuân Nam trong trận hòa Sài Gòn FC đã giúp Bình Định thoát thua trên sân Thống Nhất. Hay HA Gia Lai những ngày qua hay bị các fan đối lập nói rằng trọng tài cứu họ bớt đi phần nào nỗi lo phải xuống hạng nhưng trở lại trận Hà Nội - HA Gia Lai thì đội bóng của bầu Đức từng bị trọng tài tước đi quả 11 m và lợi thế 60 phút chơi hơn người trước chủ nhà Hà Nội.
Trong tai sai hang loat, Ban trong tai thi the nao?
Trưởng Ban trọng tài Dương Văn Hiền (ảnh nhỏ) và trọng tài FIFA Ngô Duy Lân trong trận tước của HA Gia Lai quả 11 m và lợi thế hơn người. Ảnh: CTV 
Sai lầm của trọng tài là một phần của bóng đá nhưng những sai lầm dồn dập ở mùa bóng này khiến người hâm mộ có quyền lo và đặt dấu hỏi về những cái sai thành hệ thống của trọng tài.
Ban trọng tài rõ ràng không thiếu kinh phí cho những lớp tập huấn trang bị kiến thức và chuyên môn cho trọng tài nhưng khi có lỗi của trọng tài thì lại rất nhanh nhảu kết luận theo kiểu làm vừa lòng dư luận. Với kiểu nhanh nhảu đó, ai cũng hiểu là lỗi chính do trọng tài xử lý sai, còn với những người điều hành công tác trọng tài thì vô tội.
Có lần tôi trao đổi với một cựu trọng tài đang chịu trách nhiệm trong công tác giảng dạy trọng tài thì ông này thú thật ngay trong chính Ban trọng tài đã có những điều không phục nhau và các trọng tài họ cũng chọn dây, chọn cánh, chọn người để “đỡ”. Họ cũng xầm xì chuyện ông trưởng đưa cháu vào làm trọng tài, còn ông phó thì gửi cháu vợ vào làm quen với chiếc còi, chiếc cờ…, trong khi nhiều người phấn đấu thì cứ gặp khó hoặc bị đẩy vào những trận “xương”.
Khi niềm tin hay sự nghi ngờ trong chính các trọng tài lung lay thì sẽ khó cho họ ra sân làm nhiệm vụ với cái đầu vô tư. Cũng có những trọng tài khi chia tay sớm chiếc còi, chiếc cờ vì bất phục đã tâm sự rằng không ít trọng tài khi ra sân cứ chịu ám ảnh đội này thân với ông trưởng ban, đội kia là “dây” của ông phó…
Có một chi tiết mà giới trọng tài quan tâm không ít đó là Đại hội LĐBĐ Việt Nam sắp diễn ra và trong cuộc đấu ghế thì chính nội bộ Ban trọng tài cũng đang đấu, đang chạy. Điều đó khiến không ít trọng tài yếu bóng vía hay nhìn lên trên và dao động.
Đành rằng với công tác trọng tài thì chỉ có chính trọng tài mới tự cứu được mình. Đúng thì được khen nhưng sai thì phải chịu. Thế nên cách tốt nhất để tự cứu mình là đừng làm sai và cũng đừng để bị chi phối bởi ông X, ông Y hay ông H. Tất nhiên để các trọng tài đừng sai hay hạn chế sai thì họ cần phải có một môi trường thật tốt, thật trong lành nơi chính trong ban họ sinh hoạt.
Điều mà chính các trọng tài kỳ cựu từng giảng dạy các lớp quốc tế luôn xác định rằng để các trọng tài tự tin và tiến bộ cần phải trao cho họ niềm tin từ cấp trên và sự thoải mái, trong sáng mỗi khi ra sân.
Theo Đ.TR/ PLO

>> xem thêm

Bình luận(0)