Nằm trong con hẻm nhỏ thuộc phường Tế Xương, thành phố Nam Định, là quán phở 5.000 đồng đã trở thành thương hiệu của chị Nguyễn Thị Chung.Chỉ mới nghe qua cái tên phở 5.000 đồng khiến nhiều người không khỏi tò mò và cho rằng thời buổi "bão giá" như hiện tại thì với số tiền đó, chủ quán sẽ cho những vị khách ăn gì? bát phở sẽ có hình hài ra sao?....Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Chung (chủ quán phở 5.000 đồng), cách đây 20 năm, những bát phở đầu tiên có giá 3.000 đồng, rồi 5.000 đồng và cả 10.000 đồng. Nhưng thực khách vẫn nhớ nhất tới chị là tô phở 5.000 đồng."Thú thực với vật giá leo thang như hiện nay, tôi bán tô phở 5.000 đồng là lỗ đấy. Bát loại này thường bán cho học sinh là chính. Còn người ăn sang hơn sẽ gọi bát 20.000 đồng hay 30.000 đồng. Thông thường nếu ăn bát 5.000 đồng, khách ăn thêm quả trứng vịt lộn, gọi chai nước cũng tạm bù trừ phần lỗ", chị Chung phân trần.Với một bát phở 5.000 đồng nhưng vẫn đầy đủ bánh phở, một viên mọc, ít thịt gà lườn xé sợi, hành lá rắc lên trên chan thêm phần nước dùng thơm đậm đà.Theo tìm hiểu, mỗi ngày quán dùng khoảng 400.000 đồng tiền xương ống ninh trong nồi 100 lít. Một nồi khác chuyên để luộc gà. Mỗi ngày quán dùng 20-30 con gà công nghiệp, là gà già ăn sẽ dai hơn. Sau đó chủ quán sẽ sử dụng nước của hai loại này nêm nếm thành nước dùng vừa miệng.Nếu so sánh về định lượng, bát phở 5.000 đồng sẽ ít bánh và phần thịt, nhân hơn so với bát 20.000 đồng và 30.000 đồng. Mặc dù vậy, vẫn nhiều khách tới đây chọn ăn 4 bát 5.000 đồng thay vì gọi một bát 20.000 đồng.20 năm mở quán nhưng chị Chung lại chọn thời điểm lỡ cỡ để bán hàng, từ 17h30 đến 1h sáng. Chị nói vui nếu quán bán buổi sớm với giá 5.000 đồng chắc "sớm sạt nghiệp" vì bù lỗ.Mỗi ngày quán bán hơn 500 bát, trong đó một nửa là bát 5.000 đồng, tiêu thụ 80kg bánh phở và 40kg bún. Dù vậy thông thường khách ăn bát 5.000 đồng sẽ gọi thêm vài đồ ăn kèm khác nên phần lỗ phải gồng gánh sẽ bù trừ nhau. Chị Chung nhẩm tính, quán phải bán số lượng lớn mới có lãi.Có thời điểm cách đây độ chục năm, quán từng tăng giá mỗi bát thêm 2.000 đồng thành 7.000 đồng giá tối thiểu. Chị Chung muốn thử nghiệm xem phản ứng khách thế nào. Nhưng sau một tuần bán ế, chị chấp nhận quay lại mức giá cũ đã thành thương hiệu của mình.
Nằm trong con hẻm nhỏ thuộc phường Tế Xương, thành phố Nam Định, là quán phở 5.000 đồng đã trở thành thương hiệu của chị Nguyễn Thị Chung.
Chỉ mới nghe qua cái tên phở 5.000 đồng khiến nhiều người không khỏi tò mò và cho rằng thời buổi "bão giá" như hiện tại thì với số tiền đó, chủ quán sẽ cho những vị khách ăn gì? bát phở sẽ có hình hài ra sao?....
Theo chia sẻ của chị Nguyễn Thị Chung (chủ quán phở 5.000 đồng), cách đây 20 năm, những bát phở đầu tiên có giá 3.000 đồng, rồi 5.000 đồng và cả 10.000 đồng. Nhưng thực khách vẫn nhớ nhất tới chị là tô phở 5.000 đồng.
"Thú thực với vật giá leo thang như hiện nay, tôi bán tô phở 5.000 đồng là lỗ đấy. Bát loại này thường bán cho học sinh là chính. Còn người ăn sang hơn sẽ gọi bát 20.000 đồng hay 30.000 đồng. Thông thường nếu ăn bát 5.000 đồng, khách ăn thêm quả trứng vịt lộn, gọi chai nước cũng tạm bù trừ phần lỗ", chị Chung phân trần.
Với một bát phở 5.000 đồng nhưng vẫn đầy đủ bánh phở, một viên mọc, ít thịt gà lườn xé sợi, hành lá rắc lên trên chan thêm phần nước dùng thơm đậm đà.
Theo tìm hiểu, mỗi ngày quán dùng khoảng 400.000 đồng tiền xương ống ninh trong nồi 100 lít. Một nồi khác chuyên để luộc gà. Mỗi ngày quán dùng 20-30 con gà công nghiệp, là gà già ăn sẽ dai hơn. Sau đó chủ quán sẽ sử dụng nước của hai loại này nêm nếm thành nước dùng vừa miệng.
Nếu so sánh về định lượng, bát phở 5.000 đồng sẽ ít bánh và phần thịt, nhân hơn so với bát 20.000 đồng và 30.000 đồng. Mặc dù vậy, vẫn nhiều khách tới đây chọn ăn 4 bát 5.000 đồng thay vì gọi một bát 20.000 đồng.
20 năm mở quán nhưng chị Chung lại chọn thời điểm lỡ cỡ để bán hàng, từ 17h30 đến 1h sáng. Chị nói vui nếu quán bán buổi sớm với giá 5.000 đồng chắc "sớm sạt nghiệp" vì bù lỗ.
Mỗi ngày quán bán hơn 500 bát, trong đó một nửa là bát 5.000 đồng, tiêu thụ 80kg bánh phở và 40kg bún. Dù vậy thông thường khách ăn bát 5.000 đồng sẽ gọi thêm vài đồ ăn kèm khác nên phần lỗ phải gồng gánh sẽ bù trừ nhau. Chị Chung nhẩm tính, quán phải bán số lượng lớn mới có lãi.
Có thời điểm cách đây độ chục năm, quán từng tăng giá mỗi bát thêm 2.000 đồng thành 7.000 đồng giá tối thiểu. Chị Chung muốn thử nghiệm xem phản ứng khách thế nào. Nhưng sau một tuần bán ế, chị chấp nhận quay lại mức giá cũ đã thành thương hiệu của mình.