Thời gian gần đây hình ảnh những tấm biển bị dịch sai nghĩa đang trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của cư dân mạng.Nhiều người đã chia sẻ loạt những bức ảnh được cho là "tai nạn nghề nghiệp" của những người làm công tác in ấn bảng biển khi họ quá lạm dụng vào "chị Google".Đây là tấm bia chứng nhận cây gạo 700 năm tuổi là cây di sản Việt Nam ở Hải Phòng. Tuy nhiên phần chữ Tiếng Anh bên dưới người dịch lại dịch sai “Cây gạo đại thụ” thành “Plant rice university acceptance”; “Giáp thân” thành “Body Armor”.Tương tự như thế đây cũng là trường hợp làm việc khá máy móc theo quy tắc "word by word".Từ "sloppy road" trong tấm biển hiệu này có nghĩa là đường có nhiều vũng nước, đường lầy lội chứ không dùng để chỉ độ dốc.Cụm từ "Difficult children" được hiểu là những đứa trẻ khó tính hoặc khó bảo chứ không phải là dùng chỉ những em nhỏ gặp khó khăn về hoàn cảnh.Cũng vì quá lạm dụng Goolge dịch nên có nhiều câu khi được dịch sang sai nghĩa hoặc sai ngữ pháp.Đã có không ít trường hợp rơi vào cảnh dở khóc dở cười xuất phát từ việc dùng ứng dụng này.Dùng "Pillow" để chỉ món "bánh gối" có lẽ là cái sai ngớ ngẩn nhất dành cho người làm tấm biển này.Chè chuối nướng dịch là "Grilled banana tea", Nem lụi dịch là "Nem is gone"...Đây có lẽ là một bài học, một tai nạn "cười ra nước mắt" nếu như chủ nhân của nó không nhanh chóng tìm ra lỗi sai và sửa lại. Ảnh: Tổng hợpMời độc giả xem video: Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay - Nguồn: VTV24
Thời gian gần đây hình ảnh những tấm biển bị dịch sai nghĩa đang trở thành chủ đề bàn luận sôi nổi của cư dân mạng.
Nhiều người đã chia sẻ loạt những bức ảnh được cho là "tai nạn nghề nghiệp" của những người làm công tác in ấn bảng biển khi họ quá lạm dụng vào "chị Google".
Đây là tấm bia chứng nhận cây gạo 700 năm tuổi là cây di sản Việt Nam ở Hải Phòng. Tuy nhiên phần chữ Tiếng Anh bên dưới người dịch lại dịch sai “Cây gạo đại thụ” thành “Plant rice university acceptance”; “Giáp thân” thành “Body Armor”.
Tương tự như thế đây cũng là trường hợp làm việc khá máy móc theo quy tắc "word by word".
Từ "sloppy road" trong tấm biển hiệu này có nghĩa là đường có nhiều vũng nước, đường lầy lội chứ không dùng để chỉ độ dốc.
Cụm từ "Difficult children" được hiểu là những đứa trẻ khó tính hoặc khó bảo chứ không phải là dùng chỉ những em nhỏ gặp khó khăn về hoàn cảnh.
Cũng vì quá lạm dụng Goolge dịch nên có nhiều câu khi được dịch sang sai nghĩa hoặc sai ngữ pháp.
Đã có không ít trường hợp rơi vào cảnh dở khóc dở cười xuất phát từ việc dùng ứng dụng này.
Dùng "Pillow" để chỉ món "bánh gối" có lẽ là cái sai ngớ ngẩn nhất dành cho người làm tấm biển này.
Chè chuối nướng dịch là "Grilled banana tea", Nem lụi dịch là "Nem is gone"...
Đây có lẽ là một bài học, một tai nạn "cười ra nước mắt" nếu như chủ nhân của nó không nhanh chóng tìm ra lỗi sai và sửa lại. Ảnh: Tổng hợp
Mời độc giả xem video: Sài Gòn - TP.HCM đẹp hoài cổ qua những tấm biển hiệu vẽ tay - Nguồn: VTV24