Hồi tháng 3/2014, trong một trận giao hữu giữa ĐT Malaysia và Philippines, CĐV Malaysia đã gây rối trên khán đài, la hét làm ảnh hưởng tinh thần thi đấu của các cầu thủ, ném nhiều vật lạ xuống sân. Vụ này đã khiến LĐBĐ Malaysia nhận án phạt 10.000 USD từ AFC.
Tháng 9/2014, các CĐV bóng đá Malaysia tạo nên khung cảnh chẳng khác nào bạo loạn. Ở trận đấu giữa CLB Sarawak và Perak trong khuôn khổ Cúp Quốc gia Malaysia 2014, cổ động viên hai đội đã tràn xuống gần mặt sân cỏ xô xát, đập phá và đánh nhau. Khoảng 2000 CĐV Sarawak Malaysia đã kéo ra đường đập phá ô tô và chống lại sự can thiệp của cảnh sát.
Những cổ động viên này quá khích đến nỗi dám sử dụng các vật lạ để ném nhau và ném về phía cảnh sát, đập và đốt cháy một ô tô cảnh sát ngay trên phố. Ở Malaysia, các cổ động viên bóng đá quá khích được gọi với tên chung là Ultras Malaya, một nhóm rất có "quyền lực". Họ lợi dụng việc đến sân cổ vũ bóng đá để tụ tập, giải tỏa các bức xúc cá nhân. LĐBĐ Malaysia đã chấp nhận thỏa hiệp với các nhóm Ultras để đảm bảo số người đến sân trong các trận có đội tuyển quốc gia thi đấu. Ultras Malaya từng gây sốc với chiến dịch "30 phút im lặng" nhằm phản ứng với 30 năm lãnh đạo của LĐBĐ Malaysia được lan truyền trên mạng xã hội thông qua các hashtag. Đến xem một trận đấu của tuyển Malaysia cách đây 9 tháng, khi trận đấu bắt đầu, tất cả CĐV đã đứng im như tượng đá trong 30 phút. Sau 30 phút này, màn gây rối mới thực sự bắt đầu. Các Ultras đốt pháo sáng, khiến sân vận động chìm trong màu khói đục. Họ đốt liên tiếp 6 quả pháo, mỗi quả tượng trưng cho những gì họ nghĩ về bóng đá Malaysia: không chịu thay đổi; chỉ dành cho những kẻ có địa vị; cam chịu; không bao giờ bỏ cuộc; sự chân thành và niềm tin.
Các CĐV còn tạo tiếng xấu cho chính mình bằng thứ "đặc sản" đèn laser. Trận bán kết lượt đi AFF Cup 2010 mãi là một cơn ác mộng với ĐT Việt Nam và thủ môn Tấn Trường vì bị các CĐV Malaysia chiếu đèn laser vào mắt. Vụ việc được báo chí nhắc tới nhiều và các CĐV Malaysia thì vẫn như hả hê vì đã giúp đội nhà thắng Việt Nam với tỉ số 2-0. Trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 mới đây, tình trạng CĐV Malaysia chiếu đèn laser vào các cầu thủ lại một lần nữa tiếp diễn. Không chỉ Việt Nam mà nhiều đội bóng khác trong khu vực Đông Nam Á cũng từng phàn nàn, kiến nghị vì bị CĐV Malaysia gây tác động xấu. Trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 trên sân Shah Alam hôm 7/12 mới đây lại là một dấu ấn tệ hại nữa về hình ảnh CĐV Malaysia. Họ đốt pháo sáng, hò hét làm ảnh hưởng tới tinh thần các cầu thủ đội bạn và đỉnh điểm là tràn sang tấn công, đánh đập các CĐV Việt Nam. Dù biết vụ gây rối vừa qua chỉ là do một bộ phận CĐV quá khích của Malaysia gây ra, nhưng nó cùng với những gì đã xảy ra trong quá khứkhiến hình ảnh CĐV Malaysia trong mắt bạn bè quốc tế đã rất xấu. Chính sự quá khích của họ đã tạo nên những "vết nhơ" cho bóng đá Malaysia. Ảnh dùng trong bài: D.M/AFC/NST/Thestar.com.my.
Hồi tháng 3/2014, trong một trận giao hữu giữa ĐT Malaysia và Philippines, CĐV Malaysia đã gây rối trên khán đài, la hét làm ảnh hưởng tinh thần thi đấu của các cầu thủ, ném nhiều vật lạ xuống sân. Vụ này đã khiến LĐBĐ Malaysia nhận án phạt 10.000 USD từ AFC.
Tháng 9/2014, các CĐV bóng đá Malaysia tạo nên khung cảnh chẳng khác nào bạo loạn. Ở trận đấu giữa CLB Sarawak và Perak trong khuôn khổ Cúp Quốc gia Malaysia 2014, cổ động viên hai đội đã tràn xuống gần mặt sân cỏ xô xát, đập phá và đánh nhau.
Khoảng 2000 CĐV Sarawak Malaysia đã kéo ra đường đập phá ô tô và chống lại sự can thiệp của cảnh sát.
Những cổ động viên này quá khích đến nỗi dám sử dụng các vật lạ để ném nhau và ném về phía cảnh sát, đập và đốt cháy một ô tô cảnh sát ngay trên phố.
Ở Malaysia, các cổ động viên bóng đá quá khích được gọi với tên chung là Ultras Malaya, một nhóm rất có "quyền lực". Họ lợi dụng việc đến sân cổ vũ bóng đá để tụ tập, giải tỏa các bức xúc cá nhân. LĐBĐ Malaysia đã chấp nhận thỏa hiệp với các nhóm Ultras để đảm bảo số người đến sân trong các trận có đội tuyển quốc gia thi đấu. Ultras Malaya từng gây sốc với chiến dịch "30 phút im lặng" nhằm phản ứng với 30 năm lãnh đạo của LĐBĐ Malaysia được lan truyền trên mạng xã hội thông qua các hashtag.
Đến xem một trận đấu của tuyển Malaysia cách đây 9 tháng, khi trận đấu bắt đầu, tất cả CĐV đã đứng im như tượng đá trong 30 phút. Sau 30 phút này, màn gây rối mới thực sự bắt đầu. Các Ultras đốt pháo sáng, khiến sân vận động chìm trong màu khói đục. Họ đốt liên tiếp 6 quả pháo, mỗi quả tượng trưng cho những gì họ nghĩ về bóng đá Malaysia: không chịu thay đổi; chỉ dành cho những kẻ có địa vị; cam chịu; không bao giờ bỏ cuộc; sự chân thành và niềm tin.
Các CĐV còn tạo tiếng xấu cho chính mình bằng thứ "đặc sản" đèn laser. Trận bán kết lượt đi AFF Cup 2010 mãi là một cơn ác mộng với ĐT Việt Nam và thủ môn Tấn Trường vì bị các CĐV Malaysia chiếu đèn laser vào mắt. Vụ việc được báo chí nhắc tới nhiều và các CĐV Malaysia thì vẫn như hả hê vì đã giúp đội nhà thắng Việt Nam với tỉ số 2-0.
Trong trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 mới đây, tình trạng CĐV Malaysia chiếu đèn laser vào các cầu thủ lại một lần nữa tiếp diễn. Không chỉ Việt Nam mà nhiều đội bóng khác trong khu vực Đông Nam Á cũng từng phàn nàn, kiến nghị vì bị CĐV Malaysia gây tác động xấu.
Trận bán kết lượt đi AFF Cup 2014 trên sân Shah Alam hôm 7/12 mới đây lại là một dấu ấn tệ hại nữa về hình ảnh CĐV Malaysia. Họ đốt pháo sáng, hò hét làm ảnh hưởng tới tinh thần các cầu thủ đội bạn và đỉnh điểm là tràn sang tấn công, đánh đập các CĐV Việt Nam.
Dù biết vụ gây rối vừa qua chỉ là do một bộ phận CĐV quá khích của Malaysia gây ra, nhưng nó cùng với những gì đã xảy ra trong quá khứkhiến hình ảnh CĐV Malaysia trong mắt bạn bè quốc tế đã rất xấu. Chính sự quá khích của họ đã tạo nên những "vết nhơ" cho bóng đá Malaysia. Ảnh dùng trong bài: D.M/AFC/NST/Thestar.com.my.