Câu nói hot trend “đúng nhận sai cãi” tràn ngập mạng xã hội khoảng đầu năm 2023 trong rất nhiều bài đăng, dòng trạng thái, video ngắn… Đây là cụm từ cửa miệng của cô đồng online thường xem bói bằng cách bổ cau.Cụm từ hot trend “kiếp nạn thứ 82” ra đời có thể từ sự liên tưởng đến bộ phim kinh điển Tây du ký. Cư dân mạng dùng cụm từ này miêu tả những tình huống oái oăm, khó xử hoặc bi hài. Tuy nhiên, họ nói về những "kiếp nạn" một cách dí dỏm, hài hước nhằm gây tiếng cười."Gwenchana" thành từ khóa gây bão khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của một anh chàng gen Z trên TikTok. Người này đăng video quay cảnh vừa khóc vừa liên tục lặp lại "gwenchana".Từ "flex" và trào lưu flexing trở nên phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, trào lưu sử dụng từ "flex" được bắt đầu cũng từ việc các rapper sử dụng từ này trong bài hát của họ. Trào lưu "flex" làm dậy sóng mạng xã hội khi một trang được lập ra để mọi người có thể vào khoe thành tích đáng tự hào mà mình từng đạt được. Không chỉ các bạn trẻ tài năng, nhiều người nổi tiếng cũng thi nhau "đu trend".Lần đầu đảm nhận vai trò huấn luyện viên tại chương trình Rap Việt, rapper Thái VG gây chú ý với cụm từ "over hợp" (rất hợp) anh dùng để nhận xét về phần trình diễn của các thí sinh. Sau đó từ này được giới trẻ sử dụng nhiều."Ăn nói xà lơ" là cụm từ được dùng để chỉ lời nói, cử chỉ hay việc làm sai trái của ai đó. Nó bắt nguồn từ một video livestream (phát sóng trực tiếp) bán hàng trên mạng xã hội. Cư dân mạng thi nhau nhại lại, tạo thành trào lưu mới vì thấy sự nhầm lẫn này ngộ nghĩnh và vui nhộn.Theo ngôn ngữ của Gen Z "kiwi kiwi" là từ được dùng để khen một đồ ăn, thức uống nào đó mình thấy ngon, có thể tạm dịch là "ngon ngon". Cụm từ này cũng bắt nguồn từ video lan truyền trên mạng xã hội, khi một bạn trẻ uống trà kiwi và liên tục lặp lại "kiwi kiwi" để khen đồ uống hấp dẫn. "Mãi mận" là cách gen Z nói "mãi mặn mà". "Mãi keo" là từ ghép do gen Z biến tấu, trong đó keo là chất kết dính. Nghĩa của cụm từ "mãi keo" là dính mãi vào nhau, thân thiết nhau không tách rời. "Mãi mận mãi keo" trong ngôn ngữ mạng năm 2023 có nghĩa là giữ mãi tình cảm gắn bó không thể tách rời. Đây là cụm từ gen Z thường sử dụng để thể hiện tình bạn, tình yêu gắn bó.Trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok xuất hiện trend “còn nhiều cái chưa thèm nói". Đây là là cách nói xem như một lời cảnh cáo dí dỏm khi người nói không muốn dành thời gian quan tâm đến những thứ vô nghĩa.Câu nói "hay ra dẻ" là biểu hiện đặc trưng của Lê Dương Bảo Lâm trong chương trình "2 ngày 1 đêm". Cụm từ "ra dẻ" được sử dụng mỗi khi một thành viên tự tin quá mức và thực hiện sai thử thách, gây thất bại cho đội chơi. Ảnh: Tổng hợp
Câu nói hot trend “đúng nhận sai cãi” tràn ngập mạng xã hội khoảng đầu năm 2023 trong rất nhiều bài đăng, dòng trạng thái, video ngắn… Đây là cụm từ cửa miệng của cô đồng online thường xem bói bằng cách bổ cau.
Cụm từ hot trend “kiếp nạn thứ 82” ra đời có thể từ sự liên tưởng đến bộ phim kinh điển Tây du ký. Cư dân mạng dùng cụm từ này miêu tả những tình huống oái oăm, khó xử hoặc bi hài. Tuy nhiên, họ nói về những "kiếp nạn" một cách dí dỏm, hài hước nhằm gây tiếng cười.
"Gwenchana" thành từ khóa gây bão khắp mạng xã hội nhờ vào sự biến tấu “hài hước” của một anh chàng gen Z trên TikTok. Người này đăng video quay cảnh vừa khóc vừa liên tục lặp lại "gwenchana".
Từ "flex" và trào lưu flexing trở nên phổ biến trên thế giới. Ở Việt Nam, trào lưu sử dụng từ "flex" được bắt đầu cũng từ việc các rapper sử dụng từ này trong bài hát của họ. Trào lưu "flex" làm dậy sóng mạng xã hội khi một trang được lập ra để mọi người có thể vào khoe thành tích đáng tự hào mà mình từng đạt được. Không chỉ các bạn trẻ tài năng, nhiều người nổi tiếng cũng thi nhau "đu trend".
Lần đầu đảm nhận vai trò huấn luyện viên tại chương trình Rap Việt, rapper Thái VG gây chú ý với cụm từ "over hợp" (rất hợp) anh dùng để nhận xét về phần trình diễn của các thí sinh. Sau đó từ này được giới trẻ sử dụng nhiều.
"Ăn nói xà lơ" là cụm từ được dùng để chỉ lời nói, cử chỉ hay việc làm sai trái của ai đó. Nó bắt nguồn từ một video livestream (phát sóng trực tiếp) bán hàng trên mạng xã hội. Cư dân mạng thi nhau nhại lại, tạo thành trào lưu mới vì thấy sự nhầm lẫn này ngộ nghĩnh và vui nhộn.
Theo ngôn ngữ của Gen Z "kiwi kiwi" là từ được dùng để khen một đồ ăn, thức uống nào đó mình thấy ngon, có thể tạm dịch là "ngon ngon". Cụm từ này cũng bắt nguồn từ video lan truyền trên mạng xã hội, khi một bạn trẻ uống trà kiwi và liên tục lặp lại "kiwi kiwi" để khen đồ uống hấp dẫn.
"Mãi mận" là cách gen Z nói "mãi mặn mà". "Mãi keo" là từ ghép do gen Z biến tấu, trong đó keo là chất kết dính. Nghĩa của cụm từ "mãi keo" là dính mãi vào nhau, thân thiết nhau không tách rời. "Mãi mận mãi keo" trong ngôn ngữ mạng năm 2023 có nghĩa là giữ mãi tình cảm gắn bó không thể tách rời. Đây là cụm từ gen Z thường sử dụng để thể hiện tình bạn, tình yêu gắn bó.
Trên mạng xã hội, đặc biệt là TikTok xuất hiện trend “còn nhiều cái chưa thèm nói". Đây là là cách nói xem như một lời cảnh cáo dí dỏm khi người nói không muốn dành thời gian quan tâm đến những thứ vô nghĩa.
Câu nói "hay ra dẻ" là biểu hiện đặc trưng của Lê Dương Bảo Lâm trong chương trình "2 ngày 1 đêm". Cụm từ "ra dẻ" được sử dụng mỗi khi một thành viên tự tin quá mức và thực hiện sai thử thách, gây thất bại cho đội chơi. Ảnh: Tổng hợp