Đặng Minh Trí (23 tuổi, Quảng Bình) (áo trắng) là một trong 10 cá nhân nhận được Giải thưởng Tình nguyện quốc gia 2021. Từ đợt dịch Covid-19 thứ 4, chàng trai hơn 3 tháng liên tục lái xe cứu thương vận chuyển hàng trăm F0, thiết bị y tế và hỗ trợ công tác truy vết lấy mẫu ở 2 tâm dịch lớn là Bắc Giang, TP.HCM. Cuối tháng 8, Trí hồi hương khi dịch bệnh tại Quảng Bình diễn biến phức tạp. Anh tiếp tục tham gia vận chuyển bệnh nhân đến khu điều trị của địa phương. Tổng hành trình Trí thực hiện dài hơn 25.000 km. Ảnh: NVCC.Cuối tháng 5, bác sĩ Đặng Minh Hiệu (28 tuổi), khoa Gây mê Hồi sức, nằm trong số 3 nhân viên y tế của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, được cử đi Bắc Giang hỗ trợ chống dịch. Trước ngày lên đường, anh quyết định cạo trọc đầu để thuận tiện cho công việc. Hình ảnh bác sĩ trẻ cười tươi, thể hiện tinh thần lạc quan trước khi vào tâm dịch gây xúc động mạnh cho nhiều người. Chia sẻ với Zing, bác sĩ Hiệu cho hay động lực của anh đến từ mong muốn chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp cũng như lan tỏa hình ảnh, thông điệp chống dịch tới cộng đồng. Ảnh: Nam Phương.Nấu cơm gửi vào khu cách ly; lái xe cứu thương 0 đồng chở F1, F0 đi cách ly, điều trị; tham gia đội mai táng 0 đồng cho bệnh nhân mất vì Covid-19. Đó là những công việc mà Nguyễn Thị Hà Nhi (26 tuổi, Bình Phước) trải qua trong nhiều tháng xin đi tình nguyện chống dịch ở TP.HCM. Đặc biệt, cô từng là nữ tài xế nữ duy nhất của đội xe 0 đồng nhưng không nghỉ hôm nào vì “các anh làm được, con gái cũng làm được”. Khi dịch bớt căng thẳng, Nhi và đồng đội vẫn tiếp tục lái xe hỗ trợ các trạm y tế đưa F0 đến bệnh viện dã chiến để điều trị và đưa bà con hết bệnh về nhà. Ảnh: NVCC.Trong đợt dịch Covid-19 căng thẳng tại TP.HCM, 3 anh em Quách Thiều Minh, Quách Minh Anh, Quách Gia Nghi (quận 10) đăng ký trở thành tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch. Họ cùng là sinh viên ĐH Y Dược TP.HCM. Với tâm niệm đều được huấn luyện về kỹ năng y khoa, có kiến thức nhất định trong lĩnh vực y tế, 3 anh em mong muốn góp sức đẩy lùi dịch. Họ được ba mẹ tin tưởng, ủng hộ vì hiểu rằng đây là việc làm cần thiết và ý nghĩa. Dù vất vả, 3 anh em cảm thấy gắn kết, quan tâm nhau nhiều hơn bao giờ hết. Ảnh: NVCC.Cuối tháng 7, 3 chị em Trần Thị Tú Linh, Trần Thị Huyền Trang (đều tốt nghiệp ĐH Y Dược Huế) và Trần Thị Thanh Tuyền (sinh viên năm nhất Khoa Răng - Hàm - Mặt, ĐH Văn Lang) cũng cùng lên tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM. Đều theo học ngành Y, được đào tạo bài bản nên cả 3 cảm thấy đó là trách nhiệm của bản thân. “Sức lực mỗi người có hạn nhưng khi cả tập thể, cộng đồng cùng đồng lòng, đồng sức, mình tin cả nước sẽ sớm vượt qua đại dịch”, chị cả Tú Linh nói với Zing. Ảnh: NVCC.Khi tham gia tình nguyện ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP Thủ Đức, TP.HCM) vào tháng 7, nhóm bạn gồm T rần Ngọc Bích Phương, Lê Thị Đài Trang, Nguyễn Trần Ngọc Lan, Phạm Thị Thùy Trang (tuổi từ 21 đến 26) quyết định cạo trọc đầu để tránh vướng víu khi mặc đồ bảo hộ và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Họ hỗ trợ nhân viên y tế, chăm sóc F0, lau phòng bệnh, đổ rác, ai nhờ gì làm nấy. Vì an toàn của bản thân và gia đình, 4 cô gái không về nhà cho đến khi kết thúc đợt tình nguyện. Hình ảnh lạc quan của nhóm bạn khiến nhiều người cảm phục. Ảnh: NVCC.Hưởng ứng lời kêu gọi của trường, Yênh Xua Lỳ và Som Oh (quốc tịch Lào, cùng là sinh viên ĐH Y khoa Vinh) viết đơn xin hỗ trợ tuyến đầu chống dịch ở Việt Nam. “Lào và Việt Nam cùng bùng phát dịch bệnh. Không tham gia chống dịch được ở quê nhà thì mình góp sức bảo vệ Việt Nam”, Lỳ nói với Zing. Chàng trai nói bản thân có cơ hội trải nghiệm về nghề, được tiếp xúc với nhiều bạn bè, giúp tiếng Việt hoàn thiện hơn. Trong khi đó, Som Oh mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ anh chị khóa trên và nhân viên y tế. Trước khi lên đường, cô lường trước được nguy cơ lây virus nên tìm hiểu kỹ thông tin dịch bệnh và các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Ảnh: NVCC.Trong khi điều trị Covid-19 tại khoa Nhiễm 1, Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM), Hà Ngọc Trường (28 tuổi) tình nguyện trở thành “điều dưỡng” đặc biệt, giúp đỡ những bệnh nhân xung quanh ăn uống, vệ sinh và gội đầu. “Khoa tôi có bệnh nhân phải chạy thận, nhiều người khác lại liệt chân hoặc già yếu không thể tự chăm sóc mình. Trong khi đó các anh chị nhân viên y tế phải làm quá nhiều việc, tôi muốn góp sức để hỗ trợ mọi người”, anh nói với Zing. Ngoài thời gian làm “điều dưỡng”, Trường còn tranh thủ lau chùi, quét dọn vệ sinh tại phòng bệnh, đôi khi cùng các nhân viên y tế đón F0 nhập viện. Trước đó, gia đình chàng trai có 5 người đều mắc Covid-19. Anh coi việc làm của mình để trả ơn lực lượng y tế. Ảnh: Nguyễn Á.“Mấy ngày qua trời nắng nóng, con thấy các y, bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ mà không được bật điều hòa. Con rất thương các y, bác sĩ. Con và mẹ đã khâu được 500 chiếc ‘tai giả’ làm quà”, bé Phi Yến (8 tuổi, Hà Nội) viết trong bức thư gửi đến lực lượng chống dịch tại Bắc Giang hồi tháng 6. Trước đó, cô bé tự tay xỏ kim, đính cúc và mất 3 ngày để hoàn thành số lượng lớn “tai giả”. Vật dụng này có tác dụng giúp lực lượng chống dịch tránh khỏi cảm giác đau mỏi tai sau khi đeo khẩu trang trong nhiều giờ liền. Bé Yến còn tự viết tay bưu thiếp động viên tuyến đầu, kèm lời nhắn “chúc các y, bác sĩ mạnh khỏe và không ai nhiễm bệnh”. Ảnh: NVCC.
Đặng Minh Trí (23 tuổi, Quảng Bình) (áo trắng) là một trong 10 cá nhân nhận được Giải thưởng Tình nguyện quốc gia 2021. Từ đợt dịch Covid-19 thứ 4, chàng trai hơn 3 tháng liên tục lái xe cứu thương vận chuyển hàng trăm F0, thiết bị y tế và hỗ trợ công tác truy vết lấy mẫu ở 2 tâm dịch lớn là Bắc Giang, TP.HCM. Cuối tháng 8, Trí hồi hương khi dịch bệnh tại Quảng Bình diễn biến phức tạp. Anh tiếp tục tham gia vận chuyển bệnh nhân đến khu điều trị của địa phương. Tổng hành trình Trí thực hiện dài hơn 25.000 km. Ảnh: NVCC.
Cuối tháng 5, bác sĩ Đặng Minh Hiệu (28 tuổi), khoa Gây mê Hồi sức, nằm trong số 3 nhân viên y tế của Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, được cử đi Bắc Giang hỗ trợ chống dịch. Trước ngày lên đường, anh quyết định cạo trọc đầu để thuận tiện cho công việc. Hình ảnh bác sĩ trẻ cười tươi, thể hiện tinh thần lạc quan trước khi vào tâm dịch gây xúc động mạnh cho nhiều người. Chia sẻ với Zing, bác sĩ Hiệu cho hay động lực của anh đến từ mong muốn chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp cũng như lan tỏa hình ảnh, thông điệp chống dịch tới cộng đồng. Ảnh: Nam Phương.
Nấu cơm gửi vào khu cách ly; lái xe cứu thương 0 đồng chở F1, F0 đi cách ly, điều trị; tham gia đội mai táng 0 đồng cho bệnh nhân mất vì Covid-19. Đó là những công việc mà Nguyễn Thị Hà Nhi (26 tuổi, Bình Phước) trải qua trong nhiều tháng xin đi tình nguyện chống dịch ở TP.HCM. Đặc biệt, cô từng là nữ tài xế nữ duy nhất của đội xe 0 đồng nhưng không nghỉ hôm nào vì “các anh làm được, con gái cũng làm được”. Khi dịch bớt căng thẳng, Nhi và đồng đội vẫn tiếp tục lái xe hỗ trợ các trạm y tế đưa F0 đến bệnh viện dã chiến để điều trị và đưa bà con hết bệnh về nhà. Ảnh: NVCC.
Trong đợt dịch Covid-19 căng thẳng tại TP.HCM, 3 anh em Quách Thiều Minh, Quách Minh Anh, Quách Gia Nghi (quận 10) đăng ký trở thành tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch. Họ cùng là sinh viên ĐH Y Dược TP.HCM. Với tâm niệm đều được huấn luyện về kỹ năng y khoa, có kiến thức nhất định trong lĩnh vực y tế, 3 anh em mong muốn góp sức đẩy lùi dịch. Họ được ba mẹ tin tưởng, ủng hộ vì hiểu rằng đây là việc làm cần thiết và ý nghĩa. Dù vất vả, 3 anh em cảm thấy gắn kết, quan tâm nhau nhiều hơn bao giờ hết. Ảnh: NVCC.
Cuối tháng 7, 3 chị em Trần Thị Tú Linh, Trần Thị Huyền Trang (đều tốt nghiệp ĐH Y Dược Huế) và Trần Thị Thanh Tuyền (sinh viên năm nhất Khoa Răng - Hàm - Mặt, ĐH Văn Lang) cũng cùng lên tuyến đầu chống dịch tại TP.HCM. Đều theo học ngành Y, được đào tạo bài bản nên cả 3 cảm thấy đó là trách nhiệm của bản thân. “Sức lực mỗi người có hạn nhưng khi cả tập thể, cộng đồng cùng đồng lòng, đồng sức, mình tin cả nước sẽ sớm vượt qua đại dịch”, chị cả Tú Linh nói với Zing. Ảnh: NVCC.
Khi tham gia tình nguyện ở Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP Thủ Đức, TP.HCM) vào tháng 7, nhóm bạn gồm T rần Ngọc Bích Phương, Lê Thị Đài Trang, Nguyễn Trần Ngọc Lan, Phạm Thị Thùy Trang (tuổi từ 21 đến 26) quyết định cạo trọc đầu để tránh vướng víu khi mặc đồ bảo hộ và giảm nguy cơ lây nhiễm chéo. Họ hỗ trợ nhân viên y tế, chăm sóc F0, lau phòng bệnh, đổ rác, ai nhờ gì làm nấy. Vì an toàn của bản thân và gia đình, 4 cô gái không về nhà cho đến khi kết thúc đợt tình nguyện. Hình ảnh lạc quan của nhóm bạn khiến nhiều người cảm phục. Ảnh: NVCC.
Hưởng ứng lời kêu gọi của trường, Yênh Xua Lỳ và Som Oh (quốc tịch Lào, cùng là sinh viên ĐH Y khoa Vinh) viết đơn xin hỗ trợ tuyến đầu chống dịch ở Việt Nam. “Lào và Việt Nam cùng bùng phát dịch bệnh. Không tham gia chống dịch được ở quê nhà thì mình góp sức bảo vệ Việt Nam”, Lỳ nói với Zing. Chàng trai nói bản thân có cơ hội trải nghiệm về nghề, được tiếp xúc với nhiều bạn bè, giúp tiếng Việt hoàn thiện hơn. Trong khi đó, Som Oh mong muốn được học hỏi kinh nghiệm từ anh chị khóa trên và nhân viên y tế. Trước khi lên đường, cô lường trước được nguy cơ lây virus nên tìm hiểu kỹ thông tin dịch bệnh và các biện pháp nhằm hạn chế rủi ro. Ảnh: NVCC.
Trong khi điều trị Covid-19 tại khoa Nhiễm 1, Bệnh viện dã chiến Củ Chi (TP.HCM), Hà Ngọc Trường (28 tuổi) tình nguyện trở thành “điều dưỡng” đặc biệt, giúp đỡ những bệnh nhân xung quanh ăn uống, vệ sinh và gội đầu. “Khoa tôi có bệnh nhân phải chạy thận, nhiều người khác lại liệt chân hoặc già yếu không thể tự chăm sóc mình. Trong khi đó các anh chị nhân viên y tế phải làm quá nhiều việc, tôi muốn góp sức để hỗ trợ mọi người”, anh nói với Zing. Ngoài thời gian làm “điều dưỡng”, Trường còn tranh thủ lau chùi, quét dọn vệ sinh tại phòng bệnh, đôi khi cùng các nhân viên y tế đón F0 nhập viện. Trước đó, gia đình chàng trai có 5 người đều mắc Covid-19. Anh coi việc làm của mình để trả ơn lực lượng y tế. Ảnh: Nguyễn Á.
“Mấy ngày qua trời nắng nóng, con thấy các y, bác sĩ phải mặc đồ bảo hộ mà không được bật điều hòa. Con rất thương các y, bác sĩ. Con và mẹ đã khâu được 500 chiếc ‘tai giả’ làm quà”, bé Phi Yến (8 tuổi, Hà Nội) viết trong bức thư gửi đến lực lượng chống dịch tại Bắc Giang hồi tháng 6. Trước đó, cô bé tự tay xỏ kim, đính cúc và mất 3 ngày để hoàn thành số lượng lớn “tai giả”. Vật dụng này có tác dụng giúp lực lượng chống dịch tránh khỏi cảm giác đau mỏi tai sau khi đeo khẩu trang trong nhiều giờ liền. Bé Yến còn tự viết tay bưu thiếp động viên tuyến đầu, kèm lời nhắn “chúc các y, bác sĩ mạnh khỏe và không ai nhiễm bệnh”. Ảnh: NVCC.