Mới đây, trên Facebook, TikTok chia sẻ thông tin kèm clip ghi lại cảnh 4 nữ nhân nhảy múa phản cảm ngay trong chùa Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) gây xôn xao dư luận.Cụ thể, Facebook này chia sẻ: “Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu tại chùa Bổ Đà. Là một trong những nơi cổ kính, linh thiêng nhất của miền Kinh Bắc. Vậy mà lại bị xâm phạm bởi 4 nữ nhân áo hồng nhảy nhót, uốn éo trên nền nhạc remix, trông thật phản cảm”.Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nhảy múa trong chùa của 4 cô gái đang "làm mưa làm gió" mạng xã hội Tiktok, Facebook. Đa số bình luận đều lên án chỉ trích 4 nữ nhân này.Clip hiện đang gây tranh cãi sôi nổi trên cộng đồng mạng, được biết chủ nhân của nó đã xóa đi đoạn clip trên do không chịu nổi áp lực dư luận.Trước đó trên MXH xuất hiện khá nhiều clip TikTok về hành động nhảy múa phản cảm trong chùa.Được cư dân mạng quan tâm nhiều phải kể đến là đoạn clip của một nhóm phụ nữ mặc áo phật tử vô tư nhảy múa, tạo dáng trong khuôn viên của một ngôi chùa khiến cư dân mạng không khỏi bức xúc.Cộng đồng mạng bày tỏ phẫn nộ với hành động thiếu suy nghĩ của nhóm người này.Việc chụp ảnh hay quay clip để check in tại những địa điểm không còn là điều quá xa lạ với những người dùng mạng xã hội như hiện nay. Tuy nhiên việc lạm dụng quá mức hoặc sử dụng sai hoàn cảnh sẽ biến chúng ta trở nên phản cảm.Không riêng gì hai trường hợp trên, cách đây khá lâu hình ảnh nhóm phụ nữ ăn mặc phản cảm tại chùa Linh Quy Pháp Ấn (Bảo Lộc, Lâm Đồng) cũng gây bức xúc không kém.Theo những hình ảnh được chia sẻ, nhóm này khoảng 20 người, chủ yếu là phụ nữ ngoài 30 tuổi. Những người này mặc trang phục tập yoga với quần dài ôm sát hoặc quần ống rộng cùng áo croptop khoét nách, hở bụng rồi tạo dáng chụp hình ở khu vực cổng trời trước chùa.Đã vậy, nhóm phụ nữ còn được cho là không ý tứ, thản nhiên cười đùa lớn tiếng, tạo nhiều tư thế chụp ảnh khiến các du khách khác vô cùng bức xúc. Được biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc, các sư thầy của chùa đang tổ chức khóa tu ở một ngôi chùa khác nên có sự chậm trễ trong việc quản lý khu vực cổng trời. Ảnh: Tổng hợp
Mới đây, trên Facebook, TikTok chia sẻ thông tin kèm clip ghi lại cảnh 4 nữ nhân nhảy múa phản cảm ngay trong chùa Bổ Đà thuộc xã Tiên Sơn (Việt Yên, Bắc Giang) gây xôn xao dư luận.
Cụ thể, Facebook này chia sẻ: “Đây là nơi yên nghỉ của hơn 1.000 vị cao tăng đã từng tu tại chùa Bổ Đà. Là một trong những nơi cổ kính, linh thiêng nhất của miền Kinh Bắc. Vậy mà lại bị xâm phạm bởi 4 nữ nhân áo hồng nhảy nhót, uốn éo trên nền nhạc remix, trông thật phản cảm”.
Đoạn clip ghi lại khoảnh khắc nhảy múa trong chùa của 4 cô gái đang "làm mưa làm gió" mạng xã hội Tiktok, Facebook. Đa số bình luận đều lên án chỉ trích 4 nữ nhân này.
Clip hiện đang gây tranh cãi sôi nổi trên cộng đồng mạng, được biết chủ nhân của nó đã xóa đi đoạn clip trên do không chịu nổi áp lực dư luận.
Trước đó trên MXH xuất hiện khá nhiều clip TikTok về hành động nhảy múa phản cảm trong chùa.
Được cư dân mạng quan tâm nhiều phải kể đến là đoạn clip của một nhóm phụ nữ mặc áo phật tử vô tư nhảy múa, tạo dáng trong khuôn viên của một ngôi chùa khiến cư dân mạng không khỏi bức xúc.
Cộng đồng mạng bày tỏ phẫn nộ với hành động thiếu suy nghĩ của nhóm người này.
Việc chụp ảnh hay quay clip để check in tại những địa điểm không còn là điều quá xa lạ với những người dùng mạng xã hội như hiện nay. Tuy nhiên việc lạm dụng quá mức hoặc sử dụng sai hoàn cảnh sẽ biến chúng ta trở nên phản cảm.
Không riêng gì hai trường hợp trên, cách đây khá lâu hình ảnh nhóm phụ nữ ăn mặc phản cảm tại chùa Linh Quy Pháp Ấn (Bảo Lộc, Lâm Đồng) cũng gây bức xúc không kém.
Theo những hình ảnh được chia sẻ, nhóm này khoảng 20 người, chủ yếu là phụ nữ ngoài 30 tuổi. Những người này mặc trang phục tập yoga với quần dài ôm sát hoặc quần ống rộng cùng áo croptop khoét nách, hở bụng rồi tạo dáng chụp hình ở khu vực cổng trời trước chùa.
Đã vậy, nhóm phụ nữ còn được cho là không ý tứ, thản nhiên cười đùa lớn tiếng, tạo nhiều tư thế chụp ảnh khiến các du khách khác vô cùng bức xúc. Được biết, vào thời điểm xảy ra vụ việc, các sư thầy của chùa đang tổ chức khóa tu ở một ngôi chùa khác nên có sự chậm trễ trong việc quản lý khu vực cổng trời. Ảnh: Tổng hợp