Xã Tân Hoá có tổng diện tích hơn 71 km2, nằm trong thung lũng rộng lớn giữa vùng núi đá vôi của huyện Minh Hóa thuộc dãy Trường Sơn Bắc. Đây cũng là nơi con sông Rào Nan chảy qua trước khi chia nhánh tại hệ thống hang động ngầm của Quảng Bình.Với địa thế đặc trưng này, cứ vào mùa mưa, Tân Hóa lại trở thành vùng “rốn lũ” của Quảng Bình. Khi ấy, nước sông Rào Nan dâng lên, đổ ồ ạt từ vùng thượng nguồn khiến ngôi làng chìm trong biển nước.Sau cơn lũ lịch sử năm 2010, người dân Tân Hóa đã làm những căn nhà phao để thích ứng với lũ. Nhà phao ở đây thường rộng 10-20m2, được làm bằng vật liệu gỗ hoặc thép hộp, mái lợp tôn, gồm nhiều thùng phuy bên dưới để nổi lên khi lũ về, bên cạnh căn nhà có cột cố định chống trôi dạt.Khi nước lũ dâng cao hơn 4 m vào tháng 10/2020 ở xã Tân Hóa, những căn nhà phao lúc này trở thành nơi tránh lũ của người dân. Lũ ở Tân Hóa là dòng nước chảy chậm, không có sóng lớn nên bớt đi phần nguy hiểm. Ảnh: Phạm Trường.Các nhà phao thường được bố trí bên cạnh nhà chính của người dân, được xây dựng với diện tích vừa đủ để cho cả gia đình tránh trú khi nước lên, lúc không có lũ sẽ sử dụng như một nhà kho thông thường. "Lũ lụt ở đây xảy ra hàng năm, gia đình tôi có nhà 2 tầng nhưng có lúc vẫn bị ngập hết. Nếu không có nhà phao thì thực sự rất nguy hiểm", bà Đinh Thị Đông (xóm 2, xã Tân Hóa) cho biết.Đang thi công một căn nhà phao với diện tích 20 m2 để chuẩn bị cho mùa lũ năm nay, anh Trương Quý Tin cho biết: "Đã tận dụng nhiều nguyên liệu có sẵn, nhưng tôi dự tính vẫn phải bỏ ra 40 triệu đồng cho căn nhà phao này. Việc xây dựng những căn nhà phao ở đây cũng rất khó khăn vì những vật liệu như thùng phuy không có sẵn ở Tân Hóa, chúng tôi phải đặt mua từ thành phố Đồng Hới hoặc thị xã Ba Đồn".Gia đình 3 thế hệ của ông Trương Xuân Lương lại sinh hoạt thường nhật bên trong các nhà phao. Ông cho biết muốn tu sửa căn nhà chính của mình, song chỉ có thể xây dựng từng phần vì điều kiện không cho phép, vì vậy phải sử dụng thêm căn nhà phao để ở. Bên cạnh, các nhà phao khác của gia đình có diện tích vừa đủ để lưu trữ thực phẩm, các vật dụng quý và đủ cho cả nhà tránh lũ khi nước lên.Sống một mình trong một trong những căn nhà nổi rộng nhất xã Tân Hóa, được thiết kế để thích ứng khi lũ về, bà Trương Anh Đào, 75 tuổi cho biết: "Căn nhà này được chính chồng tôi xây lên từ sau trận lũ lịch sử năm 2010, nằm ngay trung tâm của xã, đối diện trường tiểu học nên tôi mở hàng tạp hóa. Sống một mình và tất cả đồ đạc đều ở trong căn nhà này nên cũng chẳng phải lo sợ, lũ lên thì ngôi nhà của tôi lại tự nổi".Chia sẻ với Znews, ông Trương Xuân Hùng, phó chủ tịch xã Tân Hóa, cho biết: "Trước 2010, cứ lũ lớn là người dân phải chạy lên núi. Sau trận lũ lịch sử 2010, người dân mới nghĩ ra nhà phao để chống lũ. Hiện đã có hơn 700 căn nhà phao tránh lũ trong số hơn 715 hộ dân ở Tân Hóa. Là một xã nông nghiệp, hiện Tân Hóa kết hợp làm thêm du lịch nên người dân có thêm nghề porter du lịch hoặc kinh doanh homestay, nếu không chỉ có thể đến các thành phố lớn để lao động. Điểm đặc biệt ở Tân Hóa là chúng tôi làm mô hình du lịch cộng đồng, thích ứng với lũ với các homestay nhà phao".Những ngôi nhà phao tại Tân Hóa không chỉ là một nơi trú ẩn an toàn trong mùa lũ, mà còn trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Năm 2023, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) của Liên Hợp Quốc trao giải thưởng "Làng Du lịch Văn hoá tốt nhất thế giới 2023" cho xã Tân Hóa, huyện Minh Hoá (Quảng Bình).Chị Liên, chủ một homstay nhà phao, đang tiến hành dọn dẹp lại căn phòng trước khi đón khách. Chị cho biết từ ngày có mô hình du lịch thích ứng với lũ, gia đình chị có thêm thu nhập, đời sống cũng vì thế mà được cải thiện hơn nhiều.Du khách đến với Tân Hóa bày tỏ sự yêu thích trải nghiệm du lịch cộng đồng, từ đó khám phá thêm văn hóa và đời sống của người dân tại nơi được mệnh danh là “vùng rốn lũ”. Ngoài nghỉ ngơi tại những căn homstay nhà phao, du khách cũng được tham gia các hoạt động du lịch khác như tham quan hang hang động, đi xe môtô địa hình ATV trong rừng hoặc ăn tối với gia đình người bản địa. Ảnh: Oxalis.Anh Thân Đặng Ngọc Trường, Nguyễn Ngọc Lâm, hai du khách đến từ Đồng Nai, cho biết họ rất hài long với chuyến du lịch lần này. "Đến đây du lịch và trải nghiệm những chuyến tham qua núi đá vôi và hang động hùng vĩ làm tôi choáng ngợp. Ngôi làng nằm ở giữa một thung lũng yên bình, không khí trong lành và sự hiếu khách của người dân nơi đây đã giúp tôi quên đi hết những ồn ào ở thành phố. Có thời gian rảnh tôi chắc chắn sẽ đưa gia đình mình quay trở lại đây để trải nghiệm", anh Ngọc Trường cho biết.Trong tương lai, xã Tân Hóa được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa với mô hình du lịch thích ứng với thời tiết độc đáo. Hiện tại, xã đã phát triển hơn với nguồn thu từ mô hình nhà nổi và các hoạt động du lịch.
Xã Tân Hoá có tổng diện tích hơn 71 km2, nằm trong thung lũng rộng lớn giữa vùng núi đá vôi của huyện Minh Hóa thuộc dãy Trường Sơn Bắc. Đây cũng là nơi con sông Rào Nan chảy qua trước khi chia nhánh tại hệ thống hang động ngầm của Quảng Bình.
Với địa thế đặc trưng này, cứ vào mùa mưa, Tân Hóa lại trở thành vùng “rốn lũ” của Quảng Bình. Khi ấy, nước sông Rào Nan dâng lên, đổ ồ ạt từ vùng thượng nguồn khiến ngôi làng chìm trong biển nước.
Sau cơn lũ lịch sử năm 2010, người dân Tân Hóa đã làm những căn nhà phao để thích ứng với lũ. Nhà phao ở đây thường rộng 10-20m2, được làm bằng vật liệu gỗ hoặc thép hộp, mái lợp tôn, gồm nhiều thùng phuy bên dưới để nổi lên khi lũ về, bên cạnh căn nhà có cột cố định chống trôi dạt.
Khi nước lũ dâng cao hơn 4 m vào tháng 10/2020 ở xã Tân Hóa, những căn nhà phao lúc này trở thành nơi tránh lũ của người dân. Lũ ở Tân Hóa là dòng nước chảy chậm, không có sóng lớn nên bớt đi phần nguy hiểm. Ảnh: Phạm Trường.
Các nhà phao thường được bố trí bên cạnh nhà chính của người dân, được xây dựng với diện tích vừa đủ để cho cả gia đình tránh trú khi nước lên, lúc không có lũ sẽ sử dụng như một nhà kho thông thường. "Lũ lụt ở đây xảy ra hàng năm, gia đình tôi có nhà 2 tầng nhưng có lúc vẫn bị ngập hết. Nếu không có nhà phao thì thực sự rất nguy hiểm", bà Đinh Thị Đông (xóm 2, xã Tân Hóa) cho biết.
Đang thi công một căn nhà phao với diện tích 20 m2 để chuẩn bị cho mùa lũ năm nay, anh Trương Quý Tin cho biết: "Đã tận dụng nhiều nguyên liệu có sẵn, nhưng tôi dự tính vẫn phải bỏ ra 40 triệu đồng cho căn nhà phao này. Việc xây dựng những căn nhà phao ở đây cũng rất khó khăn vì những vật liệu như thùng phuy không có sẵn ở Tân Hóa, chúng tôi phải đặt mua từ thành phố Đồng Hới hoặc thị xã Ba Đồn".
Gia đình 3 thế hệ của ông Trương Xuân Lương lại sinh hoạt thường nhật bên trong các nhà phao. Ông cho biết muốn tu sửa căn nhà chính của mình, song chỉ có thể xây dựng từng phần vì điều kiện không cho phép, vì vậy phải sử dụng thêm căn nhà phao để ở. Bên cạnh, các nhà phao khác của gia đình có diện tích vừa đủ để lưu trữ thực phẩm, các vật dụng quý và đủ cho cả nhà tránh lũ khi nước lên.
Sống một mình trong một trong những căn nhà nổi rộng nhất xã Tân Hóa, được thiết kế để thích ứng khi lũ về, bà Trương Anh Đào, 75 tuổi cho biết: "Căn nhà này được chính chồng tôi xây lên từ sau trận lũ lịch sử năm 2010, nằm ngay trung tâm của xã, đối diện trường tiểu học nên tôi mở hàng tạp hóa. Sống một mình và tất cả đồ đạc đều ở trong căn nhà này nên cũng chẳng phải lo sợ, lũ lên thì ngôi nhà của tôi lại tự nổi".
Chia sẻ với Znews, ông Trương Xuân Hùng, phó chủ tịch xã Tân Hóa, cho biết: "Trước 2010, cứ lũ lớn là người dân phải chạy lên núi. Sau trận lũ lịch sử 2010, người dân mới nghĩ ra nhà phao để chống lũ. Hiện đã có hơn 700 căn nhà phao tránh lũ trong số hơn 715 hộ dân ở Tân Hóa. Là một xã nông nghiệp, hiện Tân Hóa kết hợp làm thêm du lịch nên người dân có thêm nghề porter du lịch hoặc kinh doanh homestay, nếu không chỉ có thể đến các thành phố lớn để lao động. Điểm đặc biệt ở Tân Hóa là chúng tôi làm mô hình du lịch cộng đồng, thích ứng với lũ với các homestay nhà phao".
Những ngôi nhà phao tại Tân Hóa không chỉ là một nơi trú ẩn an toàn trong mùa lũ, mà còn trở thành một điểm đến hấp dẫn khách du lịch. Năm 2023, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) của Liên Hợp Quốc trao giải thưởng "Làng Du lịch Văn hoá tốt nhất thế giới 2023" cho xã Tân Hóa, huyện Minh Hoá (Quảng Bình).
Chị Liên, chủ một homstay nhà phao, đang tiến hành dọn dẹp lại căn phòng trước khi đón khách. Chị cho biết từ ngày có mô hình du lịch thích ứng với lũ, gia đình chị có thêm thu nhập, đời sống cũng vì thế mà được cải thiện hơn nhiều.
Du khách đến với Tân Hóa bày tỏ sự yêu thích trải nghiệm du lịch cộng đồng, từ đó khám phá thêm văn hóa và đời sống của người dân tại nơi được mệnh danh là “vùng rốn lũ”. Ngoài nghỉ ngơi tại những căn homstay nhà phao, du khách cũng được tham gia các hoạt động du lịch khác như tham quan hang hang động, đi xe môtô địa hình ATV trong rừng hoặc ăn tối với gia đình người bản địa. Ảnh: Oxalis.
Anh Thân Đặng Ngọc Trường, Nguyễn Ngọc Lâm, hai du khách đến từ Đồng Nai, cho biết họ rất hài long với chuyến du lịch lần này. "Đến đây du lịch và trải nghiệm những chuyến tham qua núi đá vôi và hang động hùng vĩ làm tôi choáng ngợp. Ngôi làng nằm ở giữa một thung lũng yên bình, không khí trong lành và sự hiếu khách của người dân nơi đây đã giúp tôi quên đi hết những ồn ào ở thành phố. Có thời gian rảnh tôi chắc chắn sẽ đưa gia đình mình quay trở lại đây để trải nghiệm", anh Ngọc Trường cho biết.
Trong tương lai, xã Tân Hóa được kỳ vọng sẽ phát triển hơn nữa với mô hình du lịch thích ứng với thời tiết độc đáo. Hiện tại, xã đã phát triển hơn với nguồn thu từ mô hình nhà nổi và các hoạt động du lịch.